Chuyện nói thách và mặc cả

i khi, chúng ta cứ vô tình trở thành những kẻ nhẫn tâm như thế chỉ vì thói quen: thích mua được rẻ.

Với người đi chợ thì nói thách, mặc cả là chuyện thường ngày. Nhiều khi nó lại còn là một thú vui, khi người bán nói thách giá cao, mình biết giá rồi, trả rẻ hơn mà vẫn mua được. Thế là sung sướng vì mua được giá hời, vì thấy mình là người sành sỏi, thạo mua bán…

Hình minh họa.

Đúng là nhiều nơi, người ta nói thách gấp đôi, gấp ba, người không biết giá dễ mua hớ, bực mình cứ như thể bị lừa. Thế nên, không thạo mua bán thì an toàn nhất là chọn những cửa hàng niêm yết giá rõ ràng, hoặc những hàng quen để tránh nói thách, mặc cả.

Nhưng ngược lại, đôi khi cái sự mặc cả riết róng quá của người mua lại khiến người bán bị thiệt, mà mình vẫn vui, thì cũng thật phản cảm.

Buổi chợ hôm ấy, tôi thấy một bà đang xem chuối. Người bán nói nải chuối đó giá 15.000đ, nói thật là đã rẻ lắm rồi. Vậy mà cái bà khách mua hàng còn trả 10.000đ. Rồi mồm năm miệng mười, vừa chê chuối xấu, quả không đều, bà vừa bỏ tọt vào túi, vừa giúi tiền vào tay người bán.

Nhìn mặt bác bán hàng rầu rầu như mất sổ gạo, còn bà kia mua được rẻ hí ha hí hửng, thật tương phản. Đúng là niềm vui của người này lại là nỗi buồn của người khác.

5 ngàn kia với bà mua hàng trông cũng khá giả ấy chẳng đáng kể gì, chả giải quyết được gì, cùng lắm là vui được dăm ba phút, rồi khoe với người nọ người kia hôm nay mình mua được rẻ, sành sỏi, không ai bắt nạt được…

Nhưng với bác bán hàng, 5 ngàn ấy có thể rất có ý nghĩa, là chút lãi cho cả ngày cực nhọc gồng gánh cả chục cây số, là niềm vui khi cuối ngày cộng lại được chút tiền cho đứa con đang học xa nhà, là động lực để ngày mai lại dậy sớm đi lấy hàng, là hy vọng của cả một gia đình… Vậy mà giờ đây chút lãi còm ấy, cái niềm vui nhỏ bé ấy cũng bị lấy mất.

Đôi khi, chúng ta cứ vô tình trở thành những kẻ nhẫn tâm như thế. Vô tình tước đi những niềm vui nho nhỏ ấy của người khác chỉ vì những thói quen, những cái sở thích rất tầm thường: thích mua được rẻ.

Đó là bởi vì chúng ta quá ích kỷ, cứ luôn nghĩ đến bản thân mình mà không chịu nghĩ đến người khác, không đặt mình vào địa vị người bán, không chịu nhìn vào mắt nhau.

Nếu nhìn vào mắt người bán hàng, bạn sẽ thấy nỗi buồn, sự lo lắng, bao nhiêu vất vả… bạn sẽ không nỡ trả giá rẻ thế.

Minh Anh

Theo Đời sống
Tại sao không đánh thuế vàng?

Tại sao không đánh thuế vàng?

Các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải đánh thuế vàng. Nhiều người mua vàng đầu cơ, mua bán nhằm sinh lời, khi đã kinh doanh cần phải chịu một số sắc thái thuế cho hoạt động đầu tư giống bất động sản, chứng khoán.
back to top