Chuyển mùa bệnh dạ dày gia tăng

Đặng Huy Huỳnh (Hà Nội)

Chuyển mùa nhiều bệnh mạn tính gia tăng

ThS.BS Đoàn Thị Phương Thảo, Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện 19-8 (Bộ Công an): Đau dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày với những biểu hiện rõ ràng và dễ chẩn đoán.  Các nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày cũng đa dạng như triệu chứng của nó.

Trong số đó thì vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori) là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng đau dạ dày. Đau dạ dày do nhiễm khuẩn Hp thường ở dưới dạng cấp hoặc mãn tính, niêm mạc dạ dày bị tổn thương ở một phần hoặc tất cả dạ dày.

Ban đầu bệnh chỉ có biểu hiện viêm nông, nhưng theo thời gian vi khuẩn Hp có thể khiến dạ dày bị teo niêm mạc. Đau dạ dày là bệnh lý có tính chu kỳ, với triệu chứng sẽ tăng lên khi thay đổi thời tiết.

Theo đó, khi trời chuyển lạnh sẽ đau hơn thời tiết mùa hè. Lúc này, dạ dày sẽ co bóp, tiết ra dịch dạ dày nhiều hơn dẫn đến nguy cơ bị đau tăng lên. Những người vốn đã bị viêm loét, thời điểm này cũng sẽ có nguy cơ tái phát.

Để phòng chống đau dạ dày giai đoạn này rất khó do đây là yếu tố môi trường. Nhưng nhằm hạn chế, người bị viêm loét nên chú trọng việc mặc ấm, uống nước ấm và ăn các thức ăn dễ tiêu…

HP (Ghi)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top