Chuyên gia Nông học: Rau hữu cơ, rau không phun thuốc chưa chắc an toàn, và đây là lý do

Theo chuyên gia về Nông học, trong trồng trọt rau không phun chưa chắc đã là rau an toàn, để rau an toàn phải có rất nhiều yếu tố.
Chuyên gia Nông học: Rau hữu cơ, rau không phun thuốc chưa chắc an toàn, và đây là lý do - ảnh 1

Rau không phun gì chưa chắc đã 'sạch'

TS. Đoàn Văn Lư, Giảng viên Bộ môn Rau – hoa - quả, khoa Nông học, Đại học Nông nghiệp Hà Nội cho biết, nguy cơ mất an toàn của rau có rất nhiều vấn đề không chỉ riêng thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta chỉ nghĩ tới vấn đề rau thuốc sâu.

Ít người biết rau không phun thuốc chưa chắc đã là rau an toàn. Ví dụ, rau hữu cơ được cho là an toàn khi nguồn đất trồng cũng phải hữu cơ, phân bón là phân bắc ủ, từ chất thải của động vật không dùng thức ăn nuôi công nghiệp …

Trong trường hợp, phân bắc bón cho cây là phân của các loại lợn, trâu, bò, gà dùng thức ăn công nghiệp, có chứa các chất tăng trưởng. Khi bón bằng các loại phân này cho cây, có thể nhiễm các chất hóc môn tăng trưởng và chất khác có trong thức ăn công nghiệp.

Trường hợp hai, phân chuồng nếu không ủ kỹ có thể mang theo nhiều mầm bệnh cho cây trồng như: vi khuẩn, nấm, trứng giun sán… gây ảnh hưởng cho sức khỏe con người.

Chuyên gia Nông học: Rau hữu cơ, rau không phun thuốc chưa chắc an toàn, và đây là lý do - ảnh 2

Rau an toàn khi…

TS. Đoàn Văn Lư cho hay, để rau an toàn có rất nhiều yếu tố, trong đó có thực hành trồng trọt cần phải tuân thủ theo đúng theo thực hành GAP.

Tính an toàn của rau, củ, quả sẽ phụ thuộc vào vùng đất, vùng địa lý. Cùng một loại rau nếu được trồng ở vùng địa lý thích hợp sẽ giúp rau phát triển tốt.

Ví dụ, nếu cây ưu nhiệt phải trồng ở vùng có nhiều ánh sáng, nhưng nếu trồng ở vùng lạnh, để cây có thể phát triển con người sẽ phải tác các động biện pháp. Những biện pháp tác động của con người như: bón nhiều phân, tưới nước, phun thuốc để chống sâu bệnh sẽ khiến cho rau mất an toàn.

Rau an toàn thì môi trường giá thể của rau cũng cần phải đảm bảo an toàn. Khi giá thể đất, nước nhiễm kim loại nặng rau cũng có nguy cơ nhiễm kim loại. Ví dụ, rau trồng tại nơi có khu công nghiệp đất, nước sẽ nhiễm kim loại nặng như: chì, đồng, thủy ngân...

'Ngoài ra, rau an toàn cần phải lưu ý tới vấn đề về phân bón. Rau an toàn, là rau có hàm lượng nitrat trong rau thấp dưới ngưỡng cho phép (tuy theo từng loại rau). Nếu như bón nhiều phân hoặc nguồn nước có nhiều đạm cây cũng sẽ hút nitrat vào và tích tụ trong cây nhiều', TS.Lư nói.

Rau có thể phơi nhiễmmột số vi sinh vật gây bệnh cho con người như e colin. Nguyên nhân bệnh phơi nhiễm là do vi khuẩn có thể tồn tại sẵn trong môi trường hoặc nhiễm từ con người (người chăm bón cây, buôn bán).

Theo WHO các loại thuốc dùng để tiêu diệt vi sinh vật, con trùng tác hại sinh học đều tác hại con người. Nhưng nếu phun thuốc sâu như cho phép vào cây tiêu hủy nhanh, thời gian cách ly đúng, phun đúng nồng độ rau đó khi sử dụng vẫn an toàn.

Theo songkhoe.vn
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top