Chuyện của những F0 khỏi bệnh nhưng không xuất viện

Những tháng ngày hoảng loạn, tuyệt vọng trên giường bệnh khi COVID-19 "hỏi thăm" đã qua. Khi qua "cơn mê" những hân hoan nhân từ trong cuộc sống lại bừng lên thôi thúc họ - những F0 đã khỏi bệnh ở lại bệnh viện cùng nhân viên y tế chăm sóc các bệnh nhân COVID-19 nặng.

Người nọ theo chân người kia hối hả ở các phòng cấp cứu để lau từng bàn tay, xoa bóp từng tấm thân dã dời của những bệnh nhân COVID-19 đang chuyển biến nặng. Có lẽ ở nơi đây, họ đã nhìn thấy mình của những tháng ngày vật lộn tranh giành sự sống với tử thần.

Cứ mỗi lần tỉnh giấc lại thấy…

Ai đó đã nói rằng, nhịp sống hiện đại cùng lối sống thực dụng sẽ không còn hình ảnh những chàng trai tuổi đôi mươi vốn sinh ra ở phồn hoa độ thị lại đi gội đầu, cắt tóc, vệ sinh cho những "người dưng" một cách miệt mài như thế. Nhưng, ở trong đại dịch COVID-19 mọi suy nghĩ, mọi nhận xét ấy có lẽ phải thay đổi, ấy là khi bạn lặng lẽ dõi theo bước chân các F0 đã khỏi bệnh  tình nguyện ở lại nơi mà họ bước ra từ cửa tử.

Chuyện những F0 âm tính ở lại chăm bẵm bệnh nhân nặng nơi tâm dịch - Ảnh 2.

Khôi cùng các tình nguyện viên và bác sĩ chuẩn bị vào nhiệm vụ

Trần Minh Khôi 21 đã từng lo sợ khi biết mình mắc COVID-19. Bắt đầu từ những tiếng ho nhỏ, sau những tiếng ho dày lên theo nhịp thở nặng nhọc. Và khi bệnh tình nặng hơn, Khôi được đưa vào Bệnh viện Dã chiến 3 (An Khánh, Thủ Đức) đan xen trong anh là những thấp thỏm âu lo, những ám ảnh và sợ hãi.

Khôi bộc bạch: "Cảm giác bất an cứ từ đâu len lỏi vào. Có đêm, ngồi thu mình dưới bóng đèn sáng choang, nhìn qua cửa sổ thấy những cơn mưa như trút nước. Lẫn trong mưa là ánh đèn xe cấp cứu loang loáng… Lúc đó thèm cuộc sống bình thường bên ngoài đến cháy bỏng. Nhiều bệnh nhân ho nhiều, muốn nằm im, phó mặc cho số phận".

Chuyện những F0 âm tính ở lại chăm bẵm bệnh nhân nặng nơi tâm dịch - Ảnh 3.

Nhưng rồi phòng bệnh của Khôi cũng như các phòng khác, cứ ít phút y bác sĩ lại đến, lại chăm sóc, hỏi han như người nhà. Nỗi bần thần, sự nhụt trí được xua tan. Mỗi lần nhìn các chuyến xe đưa người khỏi bệnh về nhà, Khôi cùng mọi người trỗi dậy khát vọng chiến thắng bệnh tật.

Chuyện những F0 âm tính ở lại chăm bẵm bệnh nhân nặng nơi tâm dịch - Ảnh 4.

Khôi vỗ về, an ủi bệnh nhân trong phòng cấp cứu

Khôi chia sẻ: Càng lo thì đêm càng lâu qua. Xua tan những điều ấy đi, làm theo các hướng dẫn của y bác sĩ giấc ngủ trở nên êm dịu hơn. Mỗi lần tỉnh giấc thấy bên cạnh mình là những chiến sĩ áo trắng như chạy đua với thời gian giành giật sự sống cho mình. Việc nọ cứ nối tiếp việc kia như: Đo nhiệt độ, tư vấn sức khỏe, giải thích kỹ về các triệu chứng bệnh tật…

Chuyện những F0 âm tính ở lại chăm bẵm bệnh nhân nặng nơi tâm dịch - Ảnh 5.

Trong hành trang tuổi trẻ của Khôi còn có cả những năm tháng không thể nào quên trên giường bệnh, trong phòng bệnh với những bóng áo trắng cần mẫn, miệt mài.

Lấy lại tự tin, Khôi luôn tự nhủ với mình và khuyên người khác hãy thức dậy tâm niệm "tôi ơi đừng tuyệt vọng". Và rồi, sức trẻ, niềm tin đã giúp Khôi vượt qua những giờ thở oxy gay cấn. Cuối tháng 8, Khôi hoàn toàn khỏi bệnh, Khôi sẽ được ra viện và trở về nhà sẽ thoát khỏi những ám ảnh về tiếng thở máy về bước chân và bóng áo trắng chạy rầm rập đêm ngày. Không, Khôi đã chọn ở lại chăm sóc các bệnh nhân nặng khác. Khôi đã kiên nhẫn lau từng cánh tay, rửa từng khuôn mặt, vệ sinh cá nhân - công việc mà trước giờ Khôi chưa bao giờ làm nhưng Khôi làm một cách cẩn mẫn, tỷ mỷ.

Cũng như Khôi, Lê Hoàng Nhật Lưu một người đồng niên với Khôi cũng đã từng hoảng loạn và thấy mình "như đang rơi xuống vực thẳm khi các xét nghiệm cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. 

Lồng ngực nặng như đá đè. Ngày mới nhập viện, sau mỗi giấc ngủ nông, mắt Lưu lại đờ đẫn với nỗi trăn trở bao giờ được trở lại cuộc sống như xưa. Có đêm vừa chợp mắt, Lưu lại giật thót. Mỗi lúc như thế, tiếng nói dịu dàng, lời động viên như liều thuốc tinh thần từ các y bác sĩ lại giúp Lưu thấy yên lòng. Dần dần, Lưu cởi bỏ được nút thắt tâm lý và vượt qua chính mình. 

Chuyện những F0 âm tính ở lại chăm bẵm bệnh nhân nặng nơi tâm dịch - Ảnh 6.

Lưu động viên bệnh nhân như người thân của mình

Ngày khỏi bệnh, Lưu mừng rỡ chỉ muốn ùa về. Nhưng rồi từ phòng chờ xuất viện, những thông báo chuyển bệnh nhân nặng xuống phòng cấp cứu cứ réo rắt vang lên. Sau mỗi ca trực ánh mắt y bác sĩ cay xè vì mồ hôi và cả nước mắt. Dòng ý nghĩ của Lưu lại xoay chuyển sang hướng khác. Nhất là khi biết ngành y tế khuyến khích F0 từng khỏi bệnh ở lại chăm sóc bệnh nhân. Lưu tình nguyện ở lại chia sẻ cùng y bác sĩ.

Như một gia đình

Chiều muộn ngày 6/9, dù chưa đến ca trực nhưng nhận được yêu cầu cần hỗ trợ, nhanh thoăn thoắt cặp thành niên trẻ Trần Minh Khôi và Lê Hoàng Nhật Lưu có mặt ở phòng cấp cứu Bệnh viện Dã chiến 3. Từng bình oxy được các anh chuyển ngăn nắp đến các vị trí giường bệnh.

Chuyện những F0 âm tính ở lại chăm bẵm bệnh nhân nặng nơi tâm dịch - Ảnh 7.

Lưu (bên phải): "Ở đây như một gia đình đặc biệt".

Lặng lẽ theo chân Khôi, càng thấu hiểu thêm những gian nan của tình nguyện viên cũng như y bác sĩ nơi đây. Vừa an ủi một bệnh nhân rất nặng "Bác ơi, hãy xem chúng cháu như con của bác đi. Đừng ngại ngùng khi được dìu đỡ đi vệ sinh cá nhân. Đừng buồn vì ngày mai lại mở ra những hy vọng mới. Nền y học và sự chăm chút của thầy thuốc luôn bền bỉ". Giường này người bệnh lớn tuổi phấn khởi lên, đôi chân Khôi và Lưu lại vộ vã qua giường khác.

Với những người bệnh trẻ đồng trang lứa như mình, các anh còn "thổi" vào ý nghĩ họ tinh thần lạc quan. Ướt đẫm mồ hôi sau khi đánh vật với bình oxy, Lưu tự tin khích lệ bạn trẻ: Không lo thiếu oxy nhé. Có y bác sĩ, có bọn mình rồi. "Con covy" sẽ bị tiêu diệt thôi. Mình phải nung nấu ý nghĩ, ta sẽ chiến thắng bệnh nhé".

Thấm vội dòng nước mắt đang lăn xuống phía khẩu trang, bệnh nhân Nguyễn Thu H tâm tình: Tôi phải thở oxy nhiều ngày rồi. Cấp cứu liên tục. Giờ mới đỡ hơn được chút. Khi chưa có các tình nguyện viên là F0, từ việc đi nhà cầu, đi tiểu các y bác sĩ phải lo hết, giờ đỡ hơn phần nào nhưng số bệnh nhân chuyển nặng lại tăng lên nên nỗi nhọc nhằn nhân thêm bội lần. Ngày ra viện chắc nhớ những yêu thương đặc biệt nơi này lắm. Tuổi quá cao rồi chứ không thì khi nào âm tính tôi cũng sẽ xin ở lại đỡ đần cho các y bác sĩ ngay.

Đám mây u ám vừa kéo qua ô cửa kính trong suốt của phòng cấp cứu, bệnh nhân Thanh Q rạng rỡ niềm hạnh phúc, đọc vanh vách tên từng y tá, bác sĩ cũng như tình nguyện viên. Ông bảo: Cận kề bên hiểm nguy mới thấy sự hy sinh vô điều kiện của các thầy thuốc nơi này. Có những đêm, dường như hàng loạt đôi tay không có phút nghỉ vì những ca bệnh chuyển nặng nhiều quá. Người lo tiêm thuốc, người lo theo dõi dấu hiệu sinh tồn, các F0 đã âm tính như Khôi; Lưu… thì tất bật vận chuyển bình oxy, đấm lưng, xoa ngực… không khí khẩn trương như thể chậm lại một giây sẽ ảnh hưởng đến bao sự sống vậy.

Những chăm sóc, những tận tình của y bác sĩ và tình nguyện viên trong phòng cấp cứu này chẳng khác gì như một gia đình lớn để khi ai đó được bước ra khỏi cánh cửa này hoặc cầu mong may mắn tốt đẹp hoặc nếu có thể tình nguyện ở lại để cùng kề vai sát cánh, đồng cam cọng khổ. 

Nghĩ về những ngày rộn rã trên giảng đường đại học, Minh Khôi thổ lộ: Khi dịch bệnh được khống chế chắc em lại tiếp tục trở lại trường đại học.

Nhưng hành trang theo trong cuộc đời bây giờ không chỉ tri thức còn có những ngày tháng không quên trong phòng cấp cứu bệnh nhân COVID-19 này. 

Ở đó còn đọng lại nghĩa tình, bừng thức lên những ước muốn chăm lo cho nhau trong những ngày sự sống mong manh".

Túc trực suốt gần hai tháng qua điều trị bệnh nhân COVID-19 ở Bệnh viện Dã chiến 3, BS trẻ Bùi Thị Kim Kha tâm tình: Dường như tình yêu thương có sức mạnh và lý lẽ riêng. Điều ấy kéo con người ta lại gần nhau hơn, gắn bó và dồn hết tâm lực cứu giúp người qua giai đoạn ngặt nghèo.

Còn nữa

Theo suckhoedoisong.vn
back to top