Chụp chẩn đoán tái phát ung thư đại trực tràng

Với độ nhạy, độ đặc hiệu cao, máy chụp F–FDG PET/CT (PET/CT vùng bụng) không chỉ có giá trị trong chẩn đoán phát hiện sớm tổn thương tái phát tại chỗ, di căn hạch vùng và di căn xa ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng (UTĐTT) mà còn đưa đến chiến thuật điều trị, kéo dài cuộc sống cho họ.

1/3 số bệnh nhân được điều trị tái phát sau 2 năm

Ông Nguyễn Văn Hạnh (65 tuổi ở Hà Nội) sau hơn 1 năm phẫu thuật UTĐTT thấy người mệt mỏi, sụt cân… có dấu hiệu ung thư, nhưng chất chỉ điểm ung thư CEA thấp dưới 5ng/ml và chiếu chụp CT, MRI đều bình thường. Nhưng khi tiến hành chụp PET/CT vùng bụng để đánh giá tại chỗ và toàn thân thì phát hiện bệnh tái phát tại chỗ, di căn phổi ở giai đoạn sớm. Nhờ phát hiện cũng như điều trị kịp thời nên ông giữ được tính mạng và khoẻ mạnh trở lại.

PGS.TS Nguyễn Tiến Thịnh, Chủ nhiệm Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 cho biết, UTĐTT có tỷ lệ mắc cao, đứng thứ 3 và thứ 4 về tỷ lệ tử vong ở cả hai giới. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 8.700 ca mắc mới và 5.900 ca tử vong. Bệnh nếu phát hiện được ở giai đoạn sớm, giai đoạn có thể điều trị được tiên lượng điều trị tốt hơn so với các loại ung thư khác của đường tiêu hóa, trên 50% người bệnh sống trên 5 năm.

Do vậy, UTĐTT được coi là ưu tiên chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, có một tỷ lệ không nhỏ các bệnh nhân tái phát sau điều trị. Tỷ lệ tái phát trong UTĐTT trong vòng 2 năm sau phẫu thuật chiến tới 1/3 số bệnh nhân đã được điều trị. Trong thực hành lâm sàng, tái phát trong UTĐTT nếu vẫn có thể phẫu thuật thì tỷ lệ sống thêm sau 3 năm là 32%. Do đó, điều quan trọng là phát hiện sớm tái phát và di căn, đánh giá giai đoạn bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp.

F–FDGPET/CT chẩn đoán sớm tái phát UTĐTT tại Bệnh viện T.Ư Quân đội 108.          

Chẩn đoán chính xác di căn trong và ngoài ổ bụng

PGS.TS Lê Ngọc Hà, Chủ nhiệm Khoa Y học hạt nhân, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 cho hay, thông thường, xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư CEA, siêu âm và chụp CT ổ bụng thường được áp dụng để theo dõi bệnh nhân UTĐTT. Mặc dù vậy, xấp xỉ 10% số bệnh nhân có CEA cao nhưng hình ảnh CT lại không phát hiện tổn thương hoặc không thể chẩn đoán. Hay trong nhiều trường hợp, CEA thấp dưới 5ng/ml vẫn có tổn thương tái phát và di căn trên CT, PET/CT.

Ngược lại, nếu CEA cao trên 5ng/ml cũng chỉ là dấu hiệu gợi ý để thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để tìm tổn thương tái phát, di căn. Trong khi đó, F– FDGPET/CT với độ nhạy, độ đặc hiệu và giá trị dự báo dương tính cao sẽ phát hiện tổn thương tại chỗ cao hơn rõ rệt so với các phương pháp chẩn đoán thông thường bao gồm CT, siêu âm, X-quang phổi và xét nghiệm CEA.

PGS.TS Lê Ngọc Hà nhấn mạnh, bệnh nhân sau phẫu thuật, hóa và xạ trị UTĐTT, có nhiều biến đổi về cấu trúc giải phẫu, hình ảnh phân tử nên việc phân biệt giữa tổn thương ác tính, các tổ chức xơ hóa tại vị trí phẫu thuật nhiều khi là một thách thức đối với các phương pháp chẩn đoán như CT, MRI.

Nhờ vào các đặc tính bắt giữ F-FDG vào những tổn thương ác tính mà F– FDGPET/CT có thể giúp tìm ra những tổn thương tái phát di căn trong và ngoài ổ bụng. Bởi F–FDGPET/CT có độ nhạy là 100% so với độ nhạy của CT là 43% và CEA là 64%. Độ đặc hiệu của F–FDGPET/CT là 67% tương đương với độ nhạy của CEA nhưng thấp hơn rõ rệt so với CT chẩn đoán. Giá trị dự báo dương tính của F–FDGPET/CT 88% cao hơn so với CEA nhưng thấp hơn CT chẩn đoán. Giá trị dự báo âm tính của F–FDGPET/CT là cao nhất 100% trong khi CT có dự báo âm tính là 43% và CEA là 81%.

Nhờ vào đặc tính bắt giữ F-FDG vào những tổn thương ác tính mà F– FDGPET/CT có thể chẩn đoán được nhiều tổn thương hơn so với các phương pháp dựa vào hình ảnh thông thường, kể cả những tổn thương nhỏ như hạch > 10mm, tổn thương u mao mạch trên gan… các phương pháp khác không chẩn đoán được.

Do đó, những bệnh nhân có dấu hiệu nghi ngờ tái phát ngoài chụp PET/CT toàn thân theo quy trình, sẽ được chụp thêm F–FDGPET/CT chuyên biệt vùng bụng chậu có tiêm thuốc cản quang. Kết quả FDG PET/CT được phân tích bởi các bác sĩ y học hạt nhân và bác sĩ chẩn đoán hình ảnh. Dựa vào kết quả này các bác sĩ sẽ đưa ra chiến thuật điều trị cho bệnh nhân. Thực tế, việc phát hiện tổn thương tái phát, di căn sau điều trị có ý nghĩa rất lớn quyết định đến thời gian sống thêm cho bệnh nhân.

Nếu được chẩn đoán tái phát sớm, bệnh nhân có thể phẫu thuật được thì tỷ lệ sống thêm sau 3 năm là 32%.

Thúy Nga

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top