Chưởng môn Khí công Himalaya Việt Nam Trần Hoài Văn: Khí công như người thợ vá lỗi

(khoahocdoisong.vn) - Khí công Himalaya là môn dưỡng sinh tốt cho sức khỏe đã được UNESCO Việt Nam công nhận và trở thành thành viên từ năm 2016. Theo Chưởng môn Khí công Himalaya Việt Nam Trần Hoài Văn, các bài khí công như người đi nạo vét con mương đưa nước đến nuôi cánh đồng, đưa khí huyết đi nuôi cơ thể...
Chưởng môn Khí công Himalaya Việt Nam Trần Hoài Văn.

Chưởng môn Khí công Himalaya Việt Nam Trần Hoài Văn.

Cơ thể mình là một “căn nhà
Nghề báo là một nghề thú vị, rất khó để từ bỏ nhất là khi anh đã có những thành công nhất định. Tại sao ông có thể dứt được nghề báo khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp? 
Rất đơn giản! Nếu ai đó đã từng ốm liệt giường liệt chiếu, suýt tàn phế mà giờ 53 tuổi được khỏe mạnh như thế này thì phải vô cùng biết ơn cái đã làm cho mình được hồi phục. Tôi biết ơn khí công Himalaya vô cùng!
Người ta vẫn thường nghĩ đến khí công là cái gì đó huyền bí, nhuốm màu “kiếm hiệp”. Khí công Himalaya thì sao?
Cứ nghe đến khí công là người ta nghĩ đến những bậc giang hồ hiệp khách, những đạo sĩ ăn rêu uống nước lã, tẩu hỏa nhập ma... Thật ra khí công dưỡng sinh khác hẳn khí công võ thuật, không có những bài tập ép, vận khí tăng khả năng chịu đòn, tăng tính sát thương mà chỉ là tập luyện để giúp con người ta khỏe hơn về thể xác, sáng suốt hơn về trí tuệ, an định về tinh thần. Sở dĩ có được điều ấy bởi các bài tập của khí công dưỡng sinh nói chung và của khí công Himalaya nói riêng hoàn toàn thuận tự nhiên, thuận theo cấu tạo của cơ thể.  
Nghĩa là chúng ta đang không sống thuận tự nhiên?
Cuộc sống mưu sinh với những vất vả bươn chải khiến phần lớn chúng ta quên cơ thể mình. Chắc chắn trong cuộc đời nhiều lần chúng ta đau chỗ nọ chỗ kia nhưng ta chỉ chấp nhận nằm một chỗ khi mà không dậy được. Chúng ta quên mất rằng những cái đau, cái mỏi, cái nhức, cái ốm đấy đó là cơ thể của mình nó rung chuông báo động. Là đến kỳ phải đi khám, đi “bảo dưỡng” đấy... Nhưng chúng ta lại bỏ qua. 
Cơ thể mình là một “căn nhà. Nếu ta quên mất “căn nhà” này và nó bắt đầu gặp vấn đề thì những bài tập khí công dưỡng sinh nói chung và khí công Himalaya nói riêng như là những người thợ “vá lỗi” sửa chữa cho căn nhà đó.   
Rất nhiều người truyền tai nhau rằng tập khí công có thể khỏi bệnh?
Nếu tập tốt, bệnh tật có mười phần, sẽ đỡ năm sáu phần, bảy tháng tám phần. Bất kỳ ai tập luyện khí công đều đem lại những cải thiện tốt cho sức khỏe. Còn mức độ cải thiện đến đâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. 
Thứ nhất, phụ thuộc vào người tập có chịu khó tập hay không. Học khí công muốn hiệu quả phải tập luyện đều đặn hàng ngày. Mỗi ngày nửa tiếng, 45 phút là quý rồi. Còn một tiếng, tiếng rưỡi thì còn tốt nữa.
Thứ hai, là phụ thuộc vào tập cái gì. Có những môn phái, những bài tập tốt với người nọ, nhưng chưa chắc đã thật sự hiệu quả với người kia, nếu chọn nhầm thì chỉ mất thời gian. Tập luyện đòi hỏi mình phải nghiên cứu, chọn lựa môn tập phù hợp và tập với ai. Nếu gặp được một người thầy có kinh nghiệm, biết truyền thụ, đốt lên ngọn lửa đam mê cho học viên thì sẽ khác. Khí công nói chung và khí công Himalaya nói riêng có hàng trăm bài tập. Giống như món ăn, có món hợp người này, có món hợp người kia. 

 

Nói đến khí là liên quan đến hít thở. Khí công “nôm na” có phải là tập hít thở?

Hơi thở là thứ quan trọng nhất với sinh mệnh con người nhưng chúng ta không nghĩ đến nó. Chúng ta sống trên đời thường nghĩ nhiều đến miếng ăn, áo mặc, nhà cửa... mà quên mất thứ quan trọng nhất, không có nó chỉ dăm phút thì chết, đó là hít thở. Chúng ta chỉ nghĩ đến cái gì mà ta phải trả tiền thôi. Càng đắt thì càng nghĩ đến nó nhiều. Như vậy những thứ mà hầu hết con người đang đắm đuối lại không thật sự liên quan đến cuộc sống của mình bằng hơi thở. Khí công là các cái bài tập giúp con người vá lỗi hỏng hóc của cơ thể bằng cách làm chủ hơi thở. Khi tập luyện khí công làm chủ được hơi thở thì sức khỏe tốt hơn rất nhiều.

Phục hồi nội lực tự sinh
Cụ thể tác dụng của khí công đối với cơ thể là gì?
Nhìn chung là tất cả các bài tập khí công giống nhau ở một điểm đó là có tác dụng thông khí huyết và cân bằng âm dương. Trong Đông y có câu “Thông thì bất thống mà thống thì bất thông”. Thống có nghĩa là bệnh tật. Đã thông suốt thì không bệnh tật. Đã bệnh tật nghĩa là cơ thể bị tắc. Cơ thể con người như một cánh đồng cần hệ thống mương nước tưới tiêu, mương nước chính là các đường kinh lạc dẫn khí huyết đi nuôi cơ thể. Nếu kinh lạc bị tắc, cơ thể sẽ bị cô lập dẫn đến bị bệnh, nhẹ thì đau nhức, nặng thì hoại tử, ung thư... Các bài khí công như người đi nạo vét con mương, đưa khí huyết đi nuôi cơ thể. 
Nhiều người kể rằng nhờ tập khí công Himalaya mà họ khỏi bệnh hoặc giảm nhẹ những bệnh nan y. Phải tập bao lâu đến mức độ nào mới có thể đạt được điều đó?
Như tôi đã nói, bệnh tật đối với cơ thể như một đám cháy. Nếu đám cháy mới thì dập dễ. Nhưng đám cháy to thì khó hơn. Người thông minh sẽ không cực đoan. Một người bị ung thư mà bảo không uống thuốc, chỉ tập luyện thì đó là cực đoan. Rất nhiều người hỏi tôi, bị bệnh như thế này thì tập khí công chữa như thế nào. Tôi luôn bảo họ phải áp dụng các thành tựu y học tối tân để chữa bệnh. Tuy nhiên các liệu pháp chữa bệnh của y học hiện đại chỉ ngăn chặn phần ngọn. Về lâu dài, tập khí công kết hợp điều trị Tây y thì sự hồi phục tốt hơn. Cùng hai người bị bệnh như nhau nhưng người nào tập thêm khí công thì khả năng thành công cao hơn. Chưa bao giờ tôi dám vỗ ngực tự nhận tập khí công thay thế cho các môn khác. Mà tôi vẫn nói với các học viên, khí công là phương thức mang tính chất y tế dự phòng. Tập luyện giúp cơ thể ít ốm đau. Còn nếu đã bị rồi thì nó sẽ hỗ trợ cho y học hiện đại chữa bệnh. 
Cũng có những người tập khí công Himalaya nhưng không thấy có sự chuyển biến rõ rệt. Ông thấy sao? 
Ví dụ những người đang đau cổ vai gáy, tay không giơ được tập một vài tháng có thể thấy hiệu quả nay.Nhưng những người đang trong trạng thái sức khỏe tốt thì tập khí công sẽ không thấy hiệu quả rõ rệt bằng những người đến với khí công khi họ đang bị bệnh. Tập khí công ai cũng hưởng lợi nhưng sự thay đổi rất dễ nhận thấy ở những người đang bị bệnh, đi không được, cử động khó khăn, đau nhức xương khớp, tiền đình...
 

Các bài tập thực hành khí công Himalaya đơn giản, dễ tập, an toàn nhưng lại vô cùng hiệu quả chỉ trong thời gian ngắn giúp điều trị các loại bệnh khác nhau như: Đau vai gáy, thoát vị địa đệm, làm mạnh lục phủ ngũ tạng như: tim, gan, lá lách, phổi, thận, dạ dày, ruột non, ruột già…. Với những bài tập của bộ môn, toàn bộ cơ thể như được mát xa, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, thải độc cho cơ thể...

Duyên Trời định
Ông đến với khí công cũng là lúc đang bị bệnh?
Đúng vậy! Năm 1995, khi đang là một thanh niên 26 tuổi, tôi bị chẩn đoán viêm đa khớp. Các khớp chân khớp tay đau nhức, nhất là trong tiết trời lạnh buốt, tuyết rơi. Tình trạng dần trở nên nặng hơn, các khớp đều sưng tấy, thậm chí đau cả khớp hàm, không há mồm ra để ăn cơm được. Những năm tiếp theo, tôi đau đến mức đi bộ không được, lái ô tô không được. Tôi phải tìm đến những bác sĩ, giáo sư giỏi nhất ở Ba Lan để chữa trị. Sau 6-7 năm theo đuổi, tôi nhận ra rằng trong loại thuốc mình uống có thành phần corticoid, được khuyến cáo là có thể gây suy gan, suy thận, hỏng dạ dày,... Lúc đó, mặc dù cả gia đình đã có thẻ xanh định cư và đang hái ra tiền nhưng không thể chịu nổi bệnh tật, tôi quyết định về nước. Từ năm 2004, tôi cũng đi nhiều nơi trong nước, chạy chữa Đông y, Tây y nhưng vẫn không khỏi, vẫn phải uống thuốc giảm đau. Đi khám tổng thể, bác sĩ nói dạ dày loét, thận yếu, gan có vấn đề. Rồi có người mách tôi đi tập khí công. Tôi cũng tìm thầy học một vài môn, nhưng bệnh không thuyên giảm.
Vậy là do ông tập không đúng cách hay không gặp đúng thầy, đúng thuốc?
Năm 2007, một lần tôi đang đi tập tễnh xiêu vẹo nên va quệt vào một người làm rơi túi xách. Đó chính là sư phụ của tôi! Khi ấy, thầy nhìn thấy tôi bị bệnh nên chỉ cho tôi một số bài khí công và khuyên tập. Sau khoảng 1 năm tập luyện như vậy thì bệnh đỡ dần và khỏi hẳn. Tôi năm nay 53 tuổi nhưng khỏe hơn hồi 18. Tất cả là nhờ khí công. Khí công cứu sống cuộc đời tôi nên tôi có thể từ bỏ cả công việc ở Đài Truyền hình để đi dạy khí công. 
Sư phụ ông hẳn là một người đặc biệt?
Sư phụ là người Việt, từng là bộ đội, bị thương rồi xuất ngũ. Khoảng 60 tuổi sư phụ sang Tây Tạng định tìm hiểu về Phật pháp. Sang Tây Tạng, sư phụ quen một vị thầy dạy khí công và tham gia tập luyện. Thầy tôi là người sinh ra trong một gia đình nhiều đời làm Đông y, giỏi bốc thuốc, bấm huyệt, biết cả những bài khí công của Trung Hoa vì vậy khi gặp khí công Himalaya ông biết ngay đây là “hàng xịn” rất hiệu quả. Tập một thời gian nữa, thầy tự nói luôn với mình: “Tuổi này nghiên cứu Phật pháp, giỏi lắm chỉ độ được phần nào cho bản thân mình chứ đừng nói độ được cho người khác. Nếu phổ truyền được những bài khí công này về nước thì sẽ giúp được rất nhiều người”. Thế là thầy quyết định đi sâu theo học khí công. Học hết ở Tây Tạng, thầy lặn lội đi khắp Ấn Độ tìm sư phụ của ông thầy Tây Tạng đang sống lưu vong dọc Himalaya. Nhiều năm sau đó, thầy tôi vừa học tiếng Ấn vừa học khí công... 
Đang ở đỉnh cao sự nghiệp, từ bỏ đi dạy lúc đầu chỉ vài học viên, ông có nản?
Tôi phải nói rất thật là thế này. Ông bà mình có câu: “gái có công thì chồng chẳng phụ”. Tôi khi làm ở Đài truyền hình kiếm tiền không tệ, nhất là sau khi được mấy cái giải Cánh diều vàng, Cánh diều bạc, cát-xê viết kịch bản cũng khá cao. Nói chung thu nhập đủ sống, lại được ăn theo, nói leo, đi xe nhờ... Oai! Thế nhưng khi bỏ ra đi dạy khí công, ban đầu lớp chỉ có 5-6 người. Thu nhập một tháng nhiều thì chục triệu. Nhưng lúc đó tôi chỉ thấy tôi cần phải dạy khí công. Tôi chưa bao giờ nghĩ nhiều về chuyện tiền bạc. 
Nghe nói anh còn hỗ trợ tiền học phí cho những trường hợp đặc biệt?
Đi học thì đương nhiên phải đóng học phí để chi trả tiền thuê lớp, tiền trợ giảng... Tuy nhiên, nếu ai khó khăn, hoặc bệnh nan y, chúng tôi sẵn sàng giảm học phí hoặc miễn học phí. Tôi không thấy gặp vấn đề gì về thu nhập khi chuyển sang dạy khí công cả. Gần đây tôi mở nhiều lớp nhập môn khí công trên mạng miễn phí, rồi đi các tỉnh chỗ nào cần thì đến dạy miễn phí. 
Ông chuyển sang phát triển các lớp online vì hiệu quả quảng bá nhiều hơn dạy trực tiếp chăng?
Học trực tuyến tương tác rất tốt, thầy nhìn thấy trò, trò nhìn thấy nhau, một tài khoản có thể cả nhà thay nhau tập. Tôi cho rằng học trực tuyến tuyệt vời hơn trực tiếp. Tôi đang cố gắng thu hẹp dạy trực tiếp lại vì nó không phải là xu thế của thời đại 4.0. Lớp ở Quán Thánh thì người ở Hà Đông, Bắc Ninh làm sao ra được. Thế nhưng trực tuyến thì bên Đức, Pháp, Sài Gòn... chỗ nào cũng có thể tham gia được. Một lớp có nghìn người vào một lúc cũng được nếu đường truyền tốt. 
Ngoài khí công anh có đặc biệt thích điều gì?
Ngoài khí công tôi thích viết văn và võ thuật. Tôi học võ từ hồi còn nhỏ nhưng không có duyên với võ thuật. Cuộc đời cứ cuốn đi không cho theo nghiệp võ. Cái mình chẳng bao giờ nghĩ đến là khí công thì lại gắn thành nghiệp. Còn viết văn thì kiểu gì đó cũng sẽ có lúc quay lại. 
Ông đã bỏ tất cả để truyền bá khí công Himalaya. Ông có dự định gì về phát triển khí công trong tương lai?
Có nhiều học viên từng hỏi tôi rằng, họ đã tập yoga 5-6 năm rồi, giờ muốn tập khí công thì môn nào tốt hơn? Tôi phải nói ngay rằng, để rèn luyện sức khỏe thì tập môn nào cũng tốt, quan trọng là bạn phù hợp với môn nào, tập với ai và mục đích mà bạn cần khi tham gia theo đuổi nó. Tôi sẽ không bao giờ thuyết phục ai tập khí công cả. Nhưng tôi hiểu rất rõ khí công tốt cho sức khỏe như thế nào nên tôi đang triển khai đưa tất cả các bài tập thành khóa học online phổ biến trên mạng. Tôi mong muốn xây dựng một kho dữ liệu về khí công Himalaya, số hóa dần khối lượng kiến thức khổng lồ thành tư liệu. 
Ông đã có duyên gặp được đệ tử chân truyền chưa?
Đến giờ tôi có một dàn trợ giảng rất tốt, tận tụy nhưng tất cả họ đều phải dành thời gian nhiều cho công việc và gia đình của mình. Còn tìm được “một thằng điên” bỏ việc đi theo khí công như tôi thì tôi chưa tìm được! (Cười)
 

Trong suốt thời gian đại dịch vừa qua, rất nhiều lớp dạy miễn phí, đào tạo trực tuyến được anh tổ chức, thu hút sự tham gia của các học viên trong nước và quốc tế như Nhật Bản, Úc, Mĩ, Đức, Ý, Pháp, Séc, Ba Lan, Thụy Điển,…

Xin cảm ơn ông!


Việc tôi gặp sư phụ là điều được hoạch định sẵn trong một phương trình của cuộc đời. Sư phụ bảo không phải vô cớ mà tôi bị bệnh. Đây là một sự sắp đặt của số phận. Nếu tôi không bị bệnh, bảo tôi tập khí công tôi sẽ không bao giờ tập. Quẫy các kiểu không khỏi thì phải tập khí công. Đó là lý do vì sao tôi bỏ tất cả mọi thứ để tập khí công. 

Anh Nguyễn Đình Doanh là người viết thư pháp giỏi, nổi tiếng Đông Anh Hà Nội với nhiều đơn đặt hàng lớn trong nước và Đài Loan. Gần đây anh Danh mắc phải căn bệnh Parkinson khiến cử động chậm chạp, đi lại khó khăn, chân tay run cứng, không viết thư pháp được, rót nước mời khách vãi tung tóe ra bàn. Sau một thời gian tham gia lớp khí công Himalaya Đông Anh, anh Doanh đã không còn run chân tay như trước và trở lại làm nghề. Anh Doanh đã viết bức thư pháp chữ An và trao tặng Chưởng môn Trần Hoài Văn trong rưng rưng nước mắt. 

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top