Chúng ta nên ghi nhớ điều gì từ những đại dịch đã và đang xảy ra?

Nhìn lại các đại dịch trong quá khứ cho thấy sự tiến bộ trong nghiên cứu và y học, cũng như nhắc nhở về những điều vẫn cần thay đổi.

Ước tính có khoảng 50 triệu người trên thế giới đã chết vì bệnh cúm trong đại dịch năm 1918.

Kể từ năm 1918, chúng ta đã phải đối mặt với nhiều dịch bệnh, nhưng COVID-19 là dịch bệnh đầu tiên sánh ngang với đại dịch cúm về cách nó đã thay đổi cuộc sống hàng ngày của mọi người.

covid.jpg

Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia ở Bethesda (Mỹ) cho biết: “Chúng ta đang sống qua một đại dịch lịch sử. Nhưng những tiến bộ có giá trị hàng trăm năm trong virus học, hiểu biết y học và phát triển văcxin đã tạo nên sự khác biệt”.

Đại dịch COVID-19 cũng là một lời nhắc nhở về những điều tồi tệ như bất bình đẳng xã hội trở nên khó tránh khỏi. Fauci nói: “Có sự không cân xứng về bệnh COVID-19 và tỷ lệ tử vong ở các cộng đồng người da đen, người Latinh và người Mỹ bản địa ở Hoa Kỳ. Chúng ta thực sự cần giải quyết các yếu tố xã hội quyết định đến sức khỏe dẫn đến sự chênh lệch rất rõ ràng này.”

Tuy nhiên, dịch bệnh rồi sẽ qua đi. Những gia đình đau buồn vì mất người thân, những người phải vật lộn với dịch bệnh, với sự kỳ thị... rồi sẽ nguôi ngoai. Xã hội sẽ lãng quên và thờ ơ với những hệ quả mà dịch bệnh để lại.

Nhìn lại các  đại dịch trong lịch sử, không chỉ là quan sát những gì chúng ta đã biết được về các loại virus, vi khuẩn và nấm để thấy được những bước tiến loài người đã đạt được trong việc giảm thiểu tác hại của chúng. Mà còn là lời kêu gọi lắng nghe những câu chuyện về cách các dịch bệnh thay đổi và định hình cuộc sống của chúng ta.

Krishnan, một nhà sử học về y học cho rằng, chúng ta phải lưu giữ hồ sơ về đại dịch COVID-19. Hy vọng rằng những câu chuyện về cảm giác, cuộc sống, tình yêu và cái chết của mọi người sẽ không bị lãng quên bởi vì dịch bệnh sẽ còn xảy ra nữa.

covid-2.jpg
Một đài tưởng niệm hiển thị tên các nạn nhân của COVID-19 trên những trái tim màu vàng bên ngoài Điện Capitol ở Washington D.C.
Theo Sciencedaily
back to top