Chứng hoắc loạn dễ gây tử vong trong Đông y

Hoắc loạn trong Đông y thuộc chứng tiết tả (tiêu chảy, ỉa chảy của Tây y) nhưng tính chất và mức độ rất nguy hiểm.

Hoắc loạn gây bệnh rất nhanh, rất dữ dội, nếu không được cấp cứu kịp thời thì dẫn tới tử vong cũng rất nhanh.

Gừng cũng là một vị thuốc hỗ trợ chữa hoắc loạn sau nôn mửa.

Bệnh do âm dương thanh trọc rối loạn

Hoắc loạn là tên bệnh xuất xứ từ “thiên ngũ loạn trong sách linh khu”. Tục gọi là xúc ác (tiếp xúc và chạm với điều gọi là quái ác). Nói rộng ra là bị bệnh đột nhiên thổ tả dữ dội, bụng đau quằn quại. Giống như tiết tả, bệnh cùng xuất phát từ bộ máy tiêu hóa là tỳ, vị, đại tràng, tiểu tràng. Nhưng cũng có điều là về nguyên nhân, tính chất và mức độ có khác nhau.

Vì hoắc loạn gây bệnh rất nhanh, rất dữ dội, nếu không được cấp cứu kịp thời thì sẽ dẫn tới tử vong cũng rất nhanh. Nguyên nhân theo sách “Chư hậu nguyên bệnh” là do sự ấm lạnh của người ta không điều hòa, khi hai khí âm dương thanh trọc cùng có sự rối loạn, mà rối loạn ở vùng tràng vỵ, do ăn uống cùng gây bệnh.

Thiên hoắc loạn nguyên lưu sách tạp bệnh nguyên lưu tế chúc nói: đều do trung khí vốn hư nhược, hoặc bên trong bị tổn thương 7 tình cảm của con người hoặc do ngoại cảm lục khí (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa), hoặc tổn thương do ăn uống, hoặc trúng ác tà, khí ô uế và khí độc, thường phát sinh vào mùa hè và mùa thu.

Tác nhân gây bệnh nặng là do ăn uống

Nguyên nhân phát sinh thổ tả dữ dội có tính truyền nhiễm lây lan “Thiên hoặc loạn chứng trị sách Thương hàn tố Nguyên tập” nói: “đây đều là sự biến động thắng phục” (thắng là thiên thắng của một khí như đầu năm quá nóng. Còn phục là sự báo phục, đáp lại của một khí khác tiếp đó đối với khí thiên thắng nói trên). Ví dụ, đầu năm quá nóng, cuối năm quá rét để “báo thù” lại sự Thiên thắng. Người ta thường nói nắng lắm mưa nhiều…) của 6 khí… hơn nữa, trong thời tiết âm u tạnh ráo, gió mưa nắng nóng khốc liệt, rét buốt da diết cũng thường bị.

Trong 1 nhà, một làng, 1 vùng cũng có vậy, đó là khí hàn thấp lưu hành theo mùa. Triệu chứng cho thấy: đột nhiên bị đau bụng quằn quại, miệng nôn trôn tháo (thượng thổ hạ tả), cuống cuồng bứt rứt, phiền muộn, thậm chí co gân (chuột rút), tay chân quyết nghịch (lạnh toát, cứng đờ). Điều trị nên ôn dương tán hàn là chủ yếu, như bài Phụ tử lý trung thang, bài Cấp cứu hồi dương thang, bài Vệ sinh phòng dịch bảo đan. Điều trị bên ngoài có thể châm, chườm, cạo gió. Nếu nguy cấp phải đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.

Chứng bệnh thổ tả quá nặng phần nhiều do mùa hè bị cảm thấp hoặc ăn uống không điều độ gây nên. Theo các danh y xưa: con đường thủy cốc (ăn uống) của tam tiêu, tà ở thượng tiêu, thổ mà không đi tả, tà ở hạ tiêu, đi tả mà không thổ, tà ở trung tiêu thì trên thổ dưới tả lợi.

Nguyên nhân của bệnh là do ăn uống không điều độ, khí thanh trọc cùng rối loạn, âm dương mất điều hòa (gây ra thiên thắng thiên suy khí huyết nghịch loạn), nhẹ thì chỉ có nôn và đi tả, nặng thì rối loạn lung tung, đó là hoặc loạn. Cũng có khi mùa hè bị cảm nhiễm thấp khí, thổ, tả gây thành hoắc loạn. Đó là do đình trệ uẩn phục gây nên. Nên chia ra hàn nhiệt để điều trị, nhiệt thì phải khát nước, dùng bài “hoàng liên hương nhu ẩm” là chủ yếu. Nếu là hàn thì không khát nước, dùng bài “hoắc hương chính khí tán” là chủ yếu.

Ngoài ra còn có chứng can hoắc loạn người ta gọi là hoắc loạn khan, muốn nôn không nôn được, muốn đi ngoài không đi được, bụng đau quằn quại, chính khí bị bế tắc, âm dương bị cách lý, mất điều hòa, khí trệ huyết ngưng. Nguyên nhân phần nhiều do hàn khí xâm nhập tràng vị, gây bế tắc rối loạn, trướng bụng.

Bằng mọi cách phải cho nôn ra để cấp cứu, nếu không người bệnh chết rất nhanh. Cổ phương dùng muối rang rồi hòa với nước nóng lạnh cho uống để nôn ra hoặc cho trần bì cùng sắc với muối cho uống để nôn ra. Phải trích ngay vùng Ủy trung cho chảy máu, dùng bột phèn chua cho uống để nôn ra, đồng thời có thể trích cả 10 đầu ngón tay cho chảy máu. Tiếp đo cho uống nước bột sa nhân (chừng mấy ngụm), ợ được mươi tiếng là khỏi, hoặc cạm gió vùng đình (trán), vùng sau gáy sống lưng (đỉnh sau mạch đốc)

TTND Lương y giỏi Trần Văn Quảng (Hội Đông y Việt Nam)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top