Chứng dương khí hư với bài Bổ trung ích khí

(khoahocdoisong.vn) - Biểu hiện bệnh, người hay mệt mỏi, ra mồ hôi, dễ bị cảm mạo, phát sốt sợ lạnh, rối loạn tiêu hóa kéo dài, có đi cầu sống phân, lỵ kéo dài ngày hoặc chứng thoát vị bẹn hoặc sụp mi, chứng sa nội tạng như sa dạ dày…

Theo YHCT, chứng dương khí hư bệnh phần nhiều thiên bất túc, bệnh ốm lâu ngày cơ năng nội tạng suy giảm, nguyên nhân có liên quan đến ăn uống lạm dụng thực phẩm chua, đắng, hàn, lạnh quá dễ, phát sinh một số chứng như tiết tả, cầu phân sống, nhiều mồ hôi, ho cảm. Dưới đây là bài thuốc Bổ trung ích khí cổ phương gia giảm thường dùng:

Thành phần bài thuốc gia giảm: Hoàng kỳ 18g, nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, thăng ma 10g, sài hồ 10g, đương quy 12g, trần bì 10g. Cách dùng, sắc nước uống. Công dụng bổ tỳ, ích khí, thăng dương.

Chủ trị:  Dương hư hạ hảm, dương hư phát sốt, vốn dương hư lại bị ngoại cảm.

Dẫn giải phương thuốc: Hoàng kỳ ích khí, bạch truật kiện tỳ, đương quy bổ huyết, trần bì lý khí, thăng ma sài hồ dẫn thuốc đi lên. Thuốc có tác dụng thăng dương ích khí bổ trung, cố vệ, hàn nhiệt tự hết, khí hảm tự thăng. Do vậy sách còn nói “bài này thuộc bài cam ôn trừ đại nhiệt”. Các vị thuốc hợp lại thành bài thuốc có tác dụng bổ trung ích khí, thăng dương cố biểu làm cho tỳ vị được cường tráng, trung khí được đầy đủ.

Ứng dụng lâm sàng và gia giảm:

      -Trên lâm sàng bài thuốc có thể dùng để chữa cơ thể vốn hư nhược dễ bị cảm mạo, mệt mỏi ra mồ hôi.

       -Những trường hợp khí hư hạ hãm gây nên các chứng sa nội tạng như sa tử cung, sa thận, sa dạ dày, thoát vị bẹn hoặc sụp mi dùng bài thuốc gia thêm chỉ xác hoặc chỉ thực có kết quả tốt.

       -Trường hợp bệnh đường ruột mạn tính, rối loạn tiêu hóa kéo dài, cơ thể hư nhược có thể dùng bài này có hiệu quả tốt.

       -Trường hợp do khí huyết hư nhược gây nên sốt kéo dài dùng bài thuốc này cũng có kết quả, gọi là phép chữa "Cam ôn trừ đại nhiệt".

       Tuy nhiên đối với các bệnh nhân bị xuất huyết ở phần trên như ho ra máu, chảy máu cam, ho, suyễn, bệnh kiết lỵ, người gầy yếu, nóng bức, hay ra mồ hôi thì không dùng được bài này.

Để trị khí hư, đi cầu sống phân dùng bài Tiêu nhũ hoàn: Nhân sâm 12g, phục linh14g, bạch truật 12g, chích thảo 6g, trần bì 12g, đại táo 12g, sinh khương 3 lát tán uống. Tác dụng trị bụng tích ăn không tiêu. Để trị khí hư đi cầu sống phân, chân lạnh phối hợp bài Nhân sâm hoàng kỳ thang. Nhân sâm 14g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, hoàng bá 6g, mạch môn 6g sắc uống. Tác dụng ích khí dưỡng tâm, thoát nhiệt, trị hư lao tâm phiền, mồ hôi trộm.

L.Y Minh Phúc (Hội Đông y Vũng Tàu)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top