Chưng cất nước mặn thành nước ngọt

Hệ thống chưng cất nước mặn thành nước ngọt với kỹ thuật chân không bằng bơm thủy lực bởi năng lượng sóng biển” là ý tưởng của hai học sinh gồm Phùng Văn Long và Mai Nhật Anh, trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An).

Hệ thống chưng cất nước mặn thành nước ngọt là ý tưởng rất thiết thực.

Hệ thống gồm các bộ phận chính như: bình đun và chảo thu năng lượng, bơm thủy lực sử dụng năng lượng sóng, van một chiều, van tiết lưu, van mở và khóa nước…

Hệ thống hoạt động khá đơn giản: Khi cho xuống mực nước biển sâu chừng 40 cm, hệ thống bơm thủy lực sẽ hoạt động nhờ sự lên xuống của sóng, bơm nước biển vào làm mát bình ngưng. Sau đó, nước biển sẽ dẫn theo ba hướng xi lanh nước, xi lanh quay chảo và buồng hóa hơi.

Nước trong buồng hóa hơi được đun nóng bởi năng lượng mặt trời từ gương cầu. Piston nước hoạt động liên tục. Piston của xi lanh hơi được gắn chặt với piston nước của xi lanh nước, nên sẽ giúp hút hơi nước từ buồng hóa hơi đưa đến bình ngưng tự, làm cho áp suất buồng bay hơi giảm, còn áp suất bình ngưng tụ tăng.

Trong khi đó gương cầu lõm tự động quay theo hình quạt với chu kỳ 24 giờ bởi xi lanh thủy lực, điều chỉnh bởi van tiết lưu và van 5/2. Gương quay sao cho trục chính của nó luôn song song với tia nắng mặt trời. Với hệ thống có dung tích buồng bay hơi 1,7 lít, sau 8 giờ có nắng hệ thống sẽ thu được 10 lít nước ngọt. Trời càng nắng nóng thì lượng nước ngọt thu được càng lớn.

Thu Hà

Theo Đời sống
back to top