Chuẩn bị mâm cúng Tất niên cần lưu ý gì?

Tùy tục lệ, tập quán từng vùng miền mà mâm cỗ cúng Tất niên có những đặc trưng và kiêng kỵ riêng.
le-cung-tat-nien.jpeg

Cúng Tất niên là một nghi thức truyền thống của người Việt nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. 

Mâm cỗ cúng tất niên không cần chuẩn bị quá cầu kỳ. Tùy vào hoàn cảnh của mỗi gia đình mà biện lễ cho phù hợp. Gia chủ sau khi chuẩn bị đủ các lễ vật thì bày lên ban thờ, người đàn ông lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ thắp hương và đọc văn khấn.

Bên cạnh những món mặn, mâm cỗ cúng tất niên còn có thêm hoa quả, hương hoa, tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu,...

Thông thường, mâm cơm cúng tất niên gồm các món: Thịt gà luộc, giò lụa, dưa hành, bánh chưng, cá kho, canh miến,...

Trước đây tại một số nơi còn chuẩn bị đủ 6 bát, 8 đĩa, tuy nhiên nhiều năm trở lại đây các gia đình đã giản lược bớt chỉ làm các món phổ thông.

Mâm cúng Tất niên miền Bắc

Mâm cúng Tất niên ở miền Bắc thường gồm 4 bát, 4 đĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa…có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng. Cụ thể, mâm cỗ cúng tất niên truyền thống của người miền Bắc bao gồm các món sau: Bánh chưng, dưa hành, giò nạc, giò thủ, hành cuốn, nem, rau nộm, măng, mọc nước, cơm ...

Mâm cỗ cúng Tất niên miền Trung

Đối với miền Trung, mâm cúng Tất niên sẽ bao gồm: Bánh chưng, bánh tét, dưa món củ kiệu, giò lụa, thịt đông, gỏi gà bóp rau răm, nem, măng, canh miến, cá chiên hay ram, cơm...

Mâm cúng Tất niên miền Nam

Với miền Nam, mâm cỗ cúng tất niên có sự khác biệt khá xa do thời tiết và văn hóa vùng miền, bao gồm: Bánh tét, dưa giá củ kiệu, thịt heo luộc, thịt kho tàu, gỏi cuốn, nem, gỏi tôm thịt, măng, khổ qua nhồi thịt, cơm...

com-cung.jpg

Những điều cần chú ý khi cúng Tất niên

Theo chuyên gia phong thủy Trần Anh Bình (phongthuy.vn), cúng tất niên quan trọng ở tấm lòng thành tâm. Tuy nhiên, không cần quá cầu kỳ nhưng khi chuẩn bị cúng tất niên, gia chủ cũng không nên quá sơ sài. Đặc biệt, theo tập tục, văn hóa, một số điều nên kiêng kỵ như sau:

- Nên đặt thêm 1 mâm cúng nhỏ riêng ở phía dưới bàn thờ chính. Trên bàn thờ chính nên trưng ít hoa quả tươi, tiền giấy vàng mã, nước trà.

- Nên chuẩn bị bình hoa tươi thay vì sử dụng hoa giả.

- Mâm ngũ quả: Nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín. Có thể chọn chuối, bưởi, dưa hấu, cam, quýt, phật thủ, táo… Không nên dùng quả xanh, quả giả để cúng gia tiên. Hoa bày bàn thờ có thể là một cành đào nhỏ hoặc các loại hoa ly, thược dược…

Theo các chuyên gia, cách bài trí mâm cỗ cúng Tất niên cũng hết sức quan trọng. Tùy theo cách bố trí bàn thờ của gia chủ mà có cách bày hợp lý. Tuy nhiên, mâm cỗ mặn nên bày ở một chiếc bàn con, đặt dưới bàn thờ chính. Mâm ngũ quả, hoa tươi, vàng mã đặt ở trên.

Sau khi hoàn thành mâm cỗ, người lớn tuổi trong nhà hoặc chủ nhà sẽ thắp hương đọc văn khấn. Những người còn lại làm lễ theo. Việc cúng lễ này chính là lòng thành của con cháu để gửi lời mời ăn Tết tới thần linh, tổ tiên, gia tiên…

Theo Đời sống
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top