Chữa trĩ ngoại bằng thuốc gia truyền người H’Mông

Theo các chuyên gia đầu ngành Hội hậu môn trực tràng Việt Nam, việc điều trị bệnh trĩ bằng Đông y có tính triệt để và phòng ngừa tái phát do điều trị từ gốc nguyên nhân gây ra bệnh.Trong Đông y có nhiều bài thuốc trị bệnh trĩ ngoại nhưng đáng chú ý phải kể đến bài thuốc chữa bệnh trĩ ngoại gia truyền rất hiệu quả của người H’Mông vùng cao Tây Bắc.

Ths.Bs Nguyễn Lệ Quyên từng hơn 20 năm công tác khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang cho hay, do đặc thù văn hóa hay uống rượu nên tỉ lệ mắc trĩ ở vùng tây bắc khá cao. Nhiều năm trước, điều kiện thăm khám chữa bệnh tây y không thuận lợi nên người H’Mông đã tự tạo ra bài thuốc chữa bệnh trĩ ngoại sử dụng mang lại hiệu quả cao. Bài thuốc này được y học cổ truyền đánh giá khá tốt và hiện nay được rất nhiều người áp dụng.

Cũng theo Ths. Bs Nguyễn Lệ Quyên, bệnh trĩ ngoại hình thành là do việc khí huyết bị ứ trệ, màu từ tim di chuyển đến các động mạch ở hậu môn và trở về tim nhưng vì khí huyết ứ trệ nên máu di chuyển từ hậu môn đến tim không hết, lâu dần tích luỹ khiến cho tĩnh mạch căng phồng lên và mỏng đi. Nếu trong quá trình vệ sinh thường xuyên cọ sát hoặc đi đại tiện rặn nhiều ra máu thì dẫn đến hiện tượng sa búi trĩ hình thành trĩ ngoại.

Nếu chỉ phẫu thuật cắt búi trĩ thì mới chỉ giải quyết được phần ngọn và không sớm thì muộn, một thời gian sau bệnh trĩ sẽ lại tái phát. Vì vậy, để triệt để, người H’Mông Tây Bắc dùng các vị thuốc có tác dụng cầm máu, giảm đau, chống viêm, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh để chữa trị.

Các vị thuốc chính trong bài thuốc chữa trĩ của người H’Mông.

Các vị thuốc này bao gồm: Nghệ, tam thất, địa du, đương quy, thăng ma, sài hồ và một số thảo dược ở vùng núi Tây Bắc. Thuốc có tác dụng giúp bảo vệ và tăng sức bền của thành tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa; nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.

Thầy thuốc ưu tú Lê Hữu Tuấn, Nguyên phó giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đánh giá, bài thuốc chữa trĩ của người H’Mông còn hiệu quả với phụ nữ sau sinh, người bị bệnh đường ruột, đau dạ dày, viêm đại tràng – trực tràng. Bài thuốc này thường được các trung tâm đông y kết hợp uống và ngâm.

Thuốc ngâm có thành phần gồm: Hòe hoa, Hoàng liên, Bồ công anh, Ngư tinh thảo, hoàng đằng, hổ trượng, khổ sâm, đại hoàng, sà sàng tử, đào nhân… Thuốc ngâm giúp thúc đẩy thăng khí (lưu thông khí huyết), máu lưu thông không bị ứ trệ ở hậu môn, giảm đau, cầm máu, tiêu viêm, co búi trĩ. Thời gian điều trị bệnh ngắn ngày tùy vào tình trạng của bệnh.

Hồng Linh

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top