Chữa tê mỏi khi mắc nhiều bệnh

(khoahocdoisong.vn) - Đối với người bệnh tiểu đường, huyết áp lại bị tê mỏi xương khớp, nên kết hợp điều trị Đông y để tránh tác dụng phụ.

Phụ nữ hay nam giới từ trung tuổi trở lên thường gặp tình trạng tê nhức chân tay, đau mỏi xương khớp khi trời chuyển mùa. Bệnh càng phát triển khi tuổi cao, đồng thời mắc nhiều bệnh cùng lúc.

Tại sao có tuổi hay tê nhức xương khớp?

Tuổi càng cao, các cơ quan trong cơ thể càng trở nên lão hóa, trong đó hệ xương khớp chịu tác động rõ rệt nhất. Hệ thống mạch máu cũng giảm sút do thời tiết lạnh gây co mạch làm cho máu lưu thông kém, khiến khớp bị loạn dưỡng gây đau và tê cứng dẫn đến tê nhức chân tay, đau mỏi vai gáy, lưng gối. Bệnh càng nặng ở những bệnh nhân có sẵn các bệnh mãn tính như huyết áp, tiểu đường, mỡ máu.

Các chuyên gia cho biết, một trong những biến chứng dễ gặp nhất ở bệnh nhân tiểu đường là tê chân tay. Nguyên nhân là bệnh tiểu đường gây nên tổn thương mạch máu, làm máu lưu thông kém, gây biến chứng thần kinh khiến người bệnh luôn có cảm giác tê rần chân tay. Đối với bệnh nhân bị huyết áp hay mỡ máu cũng tương tự. Khi mạch máu bị tổn thương, máu lưu thông kém dễ dẫn đến tê khắp các đầu ngón ở các chi rồi lan khắp bàn tay, cổ tay, cánh tay, cẳng chân…Để chữa chứng bệnh này thường phải điều trị gốc bệnh. Người bệnh phải chú trọng chế độ dinh dưỡng, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để tiết chế đường máu không tăng, khống chế lượng cholesterol trong máu. Thêm vào đó là điều trị phối hợp chứng tê chân tay, nhức xương khớp theo Đông y.

Dùng Đông y để hạn chế tác dụng phụ của thuốc

Qua thăm khám và điều trị cho nhiều ca mắc nhiều bệnh cùng lúc kèm theo đau nhức xương khớp, tê buồn chân tay, BS Phạm Đình Tuần, Trung tâm Y khoa Thái Hà cho biết, cơ thể con người như một cỗ máy, sau một thời gian làm việc sẽ xuất hiện các trục trặc, đặc biệt bệnh tấn công vào phần khung xương gây đau nhức. Khi người bệnh mắc tiểu đường, mỡ máu, huyết áp…thường phải dùng thuốc, đôi khi suốt đời nên việc đưa thêm các loại thuốc để chữa xương khớp vào có thể làm cho cơ thể gặp tác dụng phụ, người bệnh phải chữa thêm các bệnh do tác dụng phụ của thuốc gây ra. Hướng điều trị tại các bệnh viện hiện nay là dùng thuốc kiểm soát đường huyết, mỡ máu nhưng có thể kết hợp với Đông y để điều trị các biến chứng lên hệ xương khớp do bệnh gây ra.

Ở vùng Tây Bắc có cây đơn châu chấu (cây cuồng, đinh lăng gai, độc lực), cây thuộc họ nhân sâm. Nhân dân vùng này thường dùng cả cây để làm thuốc. Đơn châu chấu có vị cay, hơi đắng, tính ấm; Vỏ rễ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, tán ứ, khu phong, trừ thấp. Rễ có tác dụng kháng sinh mạnh, có thể giải độc. Thân, nhất là lõi thân có tác dụng bổ, lá có tác dụng tiêu độc. Dùng cây sắc uống chữa các bệnh như viêm khớp, phong thấp tê bại, đòn ngã, đau dạ dày.

Cỏ xước là loại cây phổ biến ở nhiều vùng, có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh về xương khớp. Cỏ xước cũng có thể dùng toàn cây để làm thuốc nhưng chủ yếu là dùng rễ. Sau khi thu hái, rửa sạch, thái nhỏ có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Cỏ xước có vị đắng, chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, tiêu viêm. Sắc uống để chữa phong thấp, tê mỏi, yếu liệt, đau lưng, nhức xương, viêm khớp, sưng gối, hàn thấp, chân tay co quắp.

Khi dùng thuốc, vẫn nên áp dụng một số bài tập giúp giãn cơ như xòe rộng các ngón tay và chân hết cỡ sau đó nắm, gập lại sẽ giúp vận động các khớp ngón tay và chân hiệu quả. Bài tập phối hợp là xoa 2 bàn tay vào nhau cho đến khi nóng ấm, dùng tay xoa dọc từ cẳng chân xuống bàn chân và mu bàn tay. Thực hiện lặp lại mỗi ngày 2,3 lần.

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top