Chữa chứng thạch lâm bằng Đông y

(khoahocdoisong.vn) - Chứng thạch lâm (đái ra sỏi) biểu hiện đi tiểu buốt, tiểu rắt nước tiểu vàng đỏ và đục, trong nước tiểu có lúc có sạn, chứng thạch lâm sỏi thận có nhiều triệu chứng có người đau lưng, tiểu buốt tiểu rắt, có người có đợt đau quặn thận, hoặc đi kiểm tra trên siêu âm phát hiện có sỏi thận tiết niệu, mạch trầm khẩn.

Hỏi: Tôi bị đi tiểu ra máu. Xin hỏi có bài thuốc đông y nào trị chứng bệnh này không?

Trần Thị Hợp (Phú Thọ)

Lương y Nguyễn Minh Phúc, Hội Đông y TP Vũng Tàu cho biết: Theo YHHĐ với chứng tiểu rát, tiểu rắt, tiểu són, thậm chí tiểu ra máu, thường là do viêm bàng quang. Xét nghiệm nước tiểu có nhiễm trùng đường tiết niệu, hoặc viêm niệu đạo do lậu cầu, đái cặn canxi do hiện tượng tăng phá huỷ xương, hoặc đái dưỡng chấp…

Bạn có thể tham khảo bài thuốc cổ phương gia giảm thường dùng: Phục linh 12g, đương quy 12g, hoàng cầm 12g, cam thảo 6g, thược dược 10g, sơn chi tử 12g, địa hoàng 20g, trạch tả 8g, mộc thông 8g, hoạt thạch 8g, sa tiền tử 8g.

Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.

Tác dụng: Thanh nhiệt lợi thủy, thông lâm.

Chủ trị: Thấp nhiệt kết ở bàng quang, tiểu buốt tiểu gắt, tiểu ra dưỡng trấp, tiểu ra sỏi cát.

Theo YHCT nếu có các triệu chứng như tiểu đục, tiểu khó, tiểu ra máu, đau tức vùng bàng quang thuộc “lâm chứng”. trên lâm sàng bệnh này chia làm 5 loại như sau, khí lâm, cao lâm, lao lâm, thạch lâm. “Bệnh lâm trước hết biểu hiện là tiểu tiện đục, đau buốt từ bụng dưới lên rốn và cho đó là do nhiệt tại hạ tiêu gây nên”. “Mọi chứng lâm phần nhiều do thận hư và bàng quang thấp nhiệt gây nên uống bài trên.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top