Chữa basedow theo thầy lang tiền mất, cổ loét nặng

(khoahocdoisong.vn) - Đi thầy lang hơ hương và đắp thuốc chữa basedow một cô gái bị nhiễm trùng loét vùng cổ nghiêm trọng. Basedow là một bệnh lý của tuyến giáp, liên quan đến hormon và ảnh hưởng tới nhiều bộ phận của cơ thể. Việc điều trị sai sẽ tai hại khôn lường.

Bướu ở cổ ảnh hưởng toàn thân

Chị Đỗ Thị L. (sinh năm 1988 ở Hải Phòng) cách đây 3 tháng, phát hiện cổ mình to lên bất thường, mắt có dấu hiệu lồi to, chân tay run. Chị L. đã xuống Bệnh viện Nội tiết T.Ư để khám và được chẩn đoán bị basedow, dùng đơn theo đơn thuốc của Bệnh viện. Tuy nhiên sau 2 ngày, chị L. đã tự ý bỏ thuốc nghe theo mách bảo đến thầy lang hơ hương và đắp thuốc 1 tuần 2 buổi trong 1 tháng  với tổng chi phí 10 triệu.

Lần đầu chị thấy cổ rát rát và lần thứ 2 cổ bắt đầu sưng nề, đau nhức. Tháo băng ra thì phát hiện vùng cổ đã loét lớn, sâu, mưng mủ…Chị hoảng sợ gọi cho thầy lang thì được trả lời là đó là biểu hiện hết sức bình thường của giai đoạn đầu mới điều trị nên không phải lo lắng gì. Sợ hãi chồng chị đã đưa chị đến bệnh viện tư gần nơi ở để được làm sạch vết loét và điều trị nhiễm trùng sau đó xuống viện Nội tiết T.Ư.

ThS Nguyễn Giang Nam, Phó Trưởng khoa Điều trị ban ngày, Bệnh viện Nội tiết T.Ư cho biết, chị L. đến khám trong tình trạng tổn thương nghiêm trọng vùng cổ, vết loét sâu, dài, mưng mủ. Không những khối u không hề giảm kích thước mà  còn to lên, xuất hiện vết sẹo lồi chằng chịt sau quá trình đắp thuốc không rõ nguồn gốc. Bệnh nhân sẽ phải điều trị vết thương cũ đồng thời tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ, sau đó mới có thể tiến hành phẫu thuật lấy khối u.

BSCKII Nguyễn Tiến Lãng, Trưởng khoa Ngoại chung, Bệnh viện Nội tiết T.Ư cho biết, bệnh basedow là bệnh cường chức năng, phì đại và tăng sản tuyến giáp.  Hàm lượng hormon giáp cao trong máu gây ra những tổn hại về mô và chuyển hoá. Đây là một bệnh tự miễn phổ biến 60 – 80% các trường hợp cường giáp gây nhiễm độc.

Các triệu chứng lâm sàng nhiễm độc giáp xuất hiện là do hormon tuyến giáp tác động lên tốc độ chuyển hóa và nhiều mô khác khác nhau, đặc biệt là tim và hệ thần kinh trung ương. Bệnh không chỉ gây bướu cổ, sụt cân hoặc tăng cân, phù (thường phù ở chân, cánh tay và ngực), rụng tóc, suy giảm tình dục, biểu hiện thần kinh, rối loạn điều nhiệt, rối loạn tiêu hóa, tiết niệu mà còn bị nhiễm độc giáp, bệnh tim mạch, run đầu chi... và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mắt – lồi mắt. Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, song phần lớn là ở độ tuổi lao động, nữ nhiều hơn nam.

ThS Nguyễn Giang Nam đang khám vùng cổ loét cho bệnh nhân.

ThS Nguyễn Giang Nam đang khám vùng cổ loét cho bệnh nhân.

Điều trị phức tạp

Theo BSCKII Nguyễn Tiến Lãng, basedow tác động lên chuyển hóa và nhiều mô khác nhau, gây nhiều biến thể ở các bộ phận trong cơ thể nên điều trị vô cùng phức tạp. Hiện tại có 3 phương pháp điều trị bệnh này là: nội khoa, ngoại khoa và xạ trị y học hạt nhân. Việc lựa chọn phương pháp điều trị không chỉ phụ thuốc vào nguyên nhân mà còn cả các yếu tố khác như tuổi, tiền sử bệnh tật, sở thích và đặc tính nghề nghiệp của người bệnh.

Điều trị nội khoa là sự kết hợp của rất nhiều các loại thuốc: Kháng giáp trạng, chẹn beta, giao cảm, thuốc an thần, lugol, đôi khi cả corticoid... Thuốc được chỉ định cho mỗi người khác nhau và thay đổi cho phù hợp sau mỗi lần tái khám. Thông thường bệnh nhân được điều trị từ 18 – 24 tháng, ngừng thuốc bệnh không tái phát coi như điều trị thành công. Nếu tái phát thì điều trị ngoại khoa và xạ trị. Đây là 2 phương pháp được coi là điều trị triệt để nhưng biến chứng lâu dài và đáng lo ngại vẫn là suy giáp... Đa số bệnh nhân phải phối hợp nhiều phương pháp điều trị và đi kèm đó phải chữa các bệnh do biến chứng của basedow... Điều trị sai sẽ gây tác hại khôn lường.

BS Nguyễn Giang Nam cũng khuyến cáo, đặc biệt là những trường hợp bị các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp tuyệt đối không được tự điều trị tại nhà hay nghe người khác mách bảo dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường tại vùng cổ hay liên quan đến tuyến giáp phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

“ Khi có biểu hiện: ăn nhiều, nói nhiều, gầy nhanh, tim đập nhanh, hồi hộp trống ngực, cảm giác tức mắt, khô mắt, mi khép không kín… thì cần đi xét nghiệm hormon tuyến giáp. Phát hiện và điều trị sớm sẽ tránh tình trạng lồi mắt gây mù lòa hoặc gặp phải các biến chứng gây nguy hiểm tới tính mạng…” - BSCKII Nguyễn Tiến Lãng. 

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top