Chủ tịch TP.HCM: Người dân vùng xanh sẽ được đi chợ 1 lần mỗi tuần

Lần đầu tiên kể từ khi được bầu làm Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Phan Văn Mãi lên sóng chương trình "Dân hỏi - Thành phố trả lời" với chủ đề: Những định hướng lớn của TP.HCM sau 15/9.
  • Khi nào thành phố nới lỏng giãn cách xã hội? Lộ trình nới lỏng?
  • Giải pháp nào để kiểm soát ca nhiễm, giảm ca tử vong vì Covid-19?
  • Kế hoạch tiêm vaccine thời gian tới.
  • Các chính sách an sinh xã hội tiếp theo để hỗ trợ người dân.
  • Giải pháp lớn để khởi động lại nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp.
Chủ tịch TP.HCM đối thoại với người dân về định hướng sau 15/9 20h ngày 6/9, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi có buổi đối thoại trực tiếp với người dân về chủ đề: “Những định hướng lớn của TP.HCM sau ngày 15/9".
  • Đặt tâm thế sống trong điều kiện có dịch
    Cuối livestream, Chủ tịch Phan Văn Mãi chia sẻ dịch bệnh tác động nặng nề đến đời sống người dân và kinh tế xã hội. Do đó, sự chịu đựng của người dân thời gian qua cũng quá sức. TP đang nỗ lực hết sức mình để có thể vượt qua khó khăn. "Mong bà con thông cảm, chia sẻ, tin tưởng, chính quyền sẽ làm hết sức mình để cải thiện", ông Mãi nói.
    Lãnh đạo TP.HCM khẳng định chính quyền TP có trách nhiệm chăm lo cho người dân. Ông kêu gọi người dân đặt tâm thế sống trong điều kiện có dịch với yêu cầu cơ bản là vaccine, 5K, kể cả thay đổi thói quen, cách sống để an toàn hơn. Những việc này có thể gây bất tiện nhưng sẽ tốt cho sức khỏe của người dân và cũng tốt cho kế hoạch mở cửa của TP.
    Về kế hoạch phục hồi kinh tế, TP.HCM đang tập trung xây dựng và sẽ công bố trước ngày 15/9. Chủ tịch TP.HCM khẳng định ông có trách nhiệm báo cáo với người dân việc thành phố đã và đang làm; đồng thời, chính quyền cần có sự giám sát của người dân. Ông cũng bày tỏ mong muốn được tiếp tục chia sẻ về các chủ đề người dân quan tâm.
  • Chủ tịch TP.HCM muốn duy trì chương trình đối thoại
    Cuối chương trình, ông Lê Quang Tự Do cho biết lúc đầu chương trình dự kiến số cuối vào ngày 6/9. Tuy nhiên, nhiều người mong muốn livestream tiếp tục kéo dài.
    Nói về chương trình livestream "Dân hỏi - Thành phố trả lời", Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá cao sáng kiến này và khẳng định đây là kênh để chính quyền trực tiếp lắng nghe ý kiến người dân, giúp cho việc điều hành sát hơn với thực tiễn cuộc sống, giải quyết được vấn đề sát sườn của người dân.
    Ông đề nghị chương trình nên duy trì, có thể 1 tuần/lần hoặc 2 tuần/lần để chính quyền TP.HCM có thêm kênh lắng nghe người dân, làm tốt hơn chức trách, nhiệm vụ của mình.
    MC Quyền Linh chia sẻ đây là chương trình mà chính quyền thành phố rất dũng cảm khi đối diện trực tiếp với người dân. Tất cả ý kiến, bức xúc của người dân được trực tiếp gửi cho các cán bộ có thẩm quyền để giải đáp.
    Ảnh: HMC. 
    Chu tich UBND TP.HCM Phan Van Mai anh 1


  • Về việc F0 khỏi bệnh tham gia điều trị, ông Mãi cho biết ở cơ sở thu dung và điều trị, nhiều F0 khỏi bệnh mong muốn tình nguyện phục vụ tại các cơ sở này để giúp F0 khác. Từ thực tiễn này, TP Thủ Đức đã phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ để tuyển dụng F0 khỏi bệnh tham gia làm việc trong các cơ sở điều trị, hỗ trợ nhiều khâu như công việc của hộ lý, điều dưỡng.
    Các bệnh viện đánh giá rất cao hiệu quả của việc này vì chia sẻ khối lượng công việc cho điều dưỡng, cán bộ y tế. UBND TP.HCM đã ký kế hoạch phát huy hoạt động ở các cơ sở này. 
    Theo đó, các F0 sau khi hồi phục và được kiểm tra đủ điều kiện, nếu có nguyện vọng đăng ký thì sẽ được bố trí công việc phù hợp. Đây là chủ trương của thành phố. Nếu F0 hồi phục, đủ điều kiện sức khỏe, mong muốn làm việc ở các cơ sở thì có thể đăng ký.
  • Tiêm vaccine là tự nguyện và minh bạch
    Ông Lê Quang Tự Do nêu vấn đề nhiều người dân thắc mắc về tính khả thi trong chiến dịch tiêm vaccine của TP.HCM. Ông Mãi cho biết đến nay, nguồn vaccine TP nếu có thì sẽ đảm bảo tiêm mũi 1 cho trên 90% người dân trên 18 tuổi. Những ngày qua, trung bình mỗi ngày, TP tiêm được khoảng 80.000 người.
    Về mũi 2, TP đã bàn với Bộ Y tế, đảm bảo ai tới thời gian cần tiêm cũng sẽ có vaccine để tiêm. Hết tháng 9, TP cơ bản xong mũi 1 và tiêm mũi 2 cho những người đã đủ điều kiện. 
    Chủ tịch TP.HCM khẳng định tiêm vaccine là tự nguyện và minh bạch. Trong công tác truyền thông, thành phố luôn nói tiêm vaccine để người dân có kháng thể, giảm nguy cơ chuyển nặng, tử vong. Người dân ý thức về việc tự bảo vệ sức khỏe cho mình thì có thể tự quyết định việc tiêm hay không tiêm.
  • Phối hợp tổ chức để hỗ trợ người dân có nguyện vọng về quê
    Tại chương trình, ông Lê Quang Tự Do cho biết nhiều người dân chưa thỏa mãn với các chính sách sau 15/9. Một trường hợp đặt câu hỏi sau 15/9 có thể về quê hay không vì "không trụ nổi nữa".
    Trả lời, ông Phan Văn Mãi cho biết không phải thành phố không muốn cho bà con về quê nhưng do dịch phức tạp nên theo quy định chung về phòng, chống dịch, người dân không được di chuyển. Thời gian qua, những địa phương sắp xếp, đón nhận được bà con thì thành phố luôn nỗ lực phối hợp tổ chức. Đồng thời, thành phố có thể xét nghiệm, tiêm vaccine, hỗ trợ xe cho người dân về.
    Tuy nhiên, nhiều địa phương không có khả năng đón nhận nhiều người về cùng lúc. TP đang phối hợp để triển khai theo số lượng có hạn. "Bà con ở địa phương có thể liên hệ qua hội đồng hương của tỉnh, tỉnh sẽ phối hợp với TP để đưa bà con về. Không phải thành phố cấm mà khả năng đón nhận của địa phương có hạn do bà con phải về cách ly, sau đó mới được về nhà", ông Mãi nói.
    Theo quy định, người về từ vùng dịch phải cách ly để không lây cho cộng đồng. Do đó, ông lo ngại nếu số lượng quá đông, lên tới hàng nghìn hoặc hàng chục nghìn người thì nhiều địa phương không đủ khả năng đón nhận cùng lúc nhiều người như vậy. 
    TP.HCM đã và đang phối hợp với địa phương khác để đưa người dân có nguyện vọng về quê. Ảnh: Phạm Ngôn. 
    Chu tich UBND TP.HCM Phan Van Mai anh 2



  • Tri ân những tập thể, cá nhân thiện nguyện
    Chủ tịch UBND TP.HCM chia sẻ ngoài lực lượng tuyến đầu, thời gian qua, TP cũng đón nhận tấm lòng của đồng bào cả nước và sự chia sẻ, đùm bọc của chính đồng bào thành phố với nhau, trong đó có tập thể, cá nhân thiện nguyện. Có những ngày, các tập thể này cung cấp hàng trăm nghìn suất ăn, đưa đến những hẻm nhỏ, hẻm sâu, khu nhà trọ. Nếu không có lực lượng này, TP cũng không thể lo hết.
    Vì vậy, TP trân trọng sự tham gia kịp thời và có ý nghĩa của các tập thể, cá nhân này. Thời gian qua, các cấp chính quyền, MTTQ cũng có các hình thức, ghi nhận, tri ân tùy theo sự tham gia đóng góp của từng cá nhân. Thành phố không thể kể hết những đóng góp này. Sau đợt dịch, ông Mãi cho biết sẽ tổng kết, có hình thức tri ân, ghi nhận phù hợp và xứng đáng với sự đóng góp, tình cảm của bà con.
  • 160.000 người đang ở tuyến đầu chống dịch tại TP.HCM
    Gửi thư tới chương trình, một người dân cho biết có con trai làm việc tại bệnh viện dã chiến của TP Thủ Đức và rất lo lắng cho sự an toàn của con trai. Qua chia sẻ này, Chủ tịch Phan Văn Mãi cho biết trong đợt dịch đang diễn ra, thành phố có trên 130.000 người trực tiếp tham gia phòng, chống dịch các cấp. Thành phố cũng đón nhận gần 30.000 lực lượng từ ngoài thành phố đến hỗ trợ. Như vậy, TP.HCM có trên 160.000 người đang ở tuyến đầu.
    Bên cạnh đó là rất đông lực lượng ở cơ sở ngày đêm lăn lộn với hoạt động phòng, chống dịch. Trong số đó, có người bị phơi nhiễm, trở thành F0, thậm chí có người đã mất.
    "Chúng tôi rất trân trọng sự tham gia, đóng góp của lực lượng tuyến đầu TP cũng như lực lượng tăng cường, và đặc biệt trân trọng sự hy sinh của cán bộ cơ sở. Tất cả chúng ta cùng nỗ lực thì dịch sẽ sớm qua và mọi người sẽ được trở về nhà đoàn tụ", ông Mãi chia sẻ và cho biết hiện, TP đã có chính sách cho lực lượng trực tiếp, gián tiếp tham gia phòng, chống dịch như tiền ăn và các chế độ hỗ trợ khác.
  • Tại livestream, MC Quyền Linh đặt vấn đề TP nên công khai lộ trình các công việc cấp bách cho người dân được biết.
    Nói về việc này, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết TP đang tập trung kiểm soát dịch, bao gồm xét nghiệm, tiêm vaccine, điều trị.Hai tuần qua, TP sử dụng một số loại thuốc nên hiệu quả điều trị có tín hiệu tốt. Thứ hai, TP phải có sự chuẩn bị cho doanh nghiệp, ví dụ như nhà xưởng, lao động, nguồn hàng nguyên liệu... Việc này đòi hỏi thời gian và TP đang tính toán các lĩnh vực, địa phương có thể mở cửa được để sớm thông báo.
    "Chúng ta cần sự chuẩn bị từ nhiều phía, cả Nhà nước, doanh nghiệp và người dân", ông Mãi nói và cho biết TP.HCM sẽ cố gắng hoàn thành kế hoạch này trước 15/9.
  • Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết trong kế hoạch phục hồi về kinh tế của TP, có phần về chính sách nào của TP, chính sách nào đề xuất với Trung ương. Khi hoàn thiện, TP sẽ thông báo. Ông Mãi nhấn mạnh trong quá trình thiết lập chính sách, TP sẽ trao đổi với hiệp hội, doanh nghiệp, sau khi hoàn thành sẽ thông báo cho doanh nghiệp, hiệp hội thực hiện. Về kế hoạch này, ông Mãi cho biết sẽ công bố trước 15/9. Riêng những chính sách liên quan đến Trung ương sẽ chờ thời gian chấp thuận.
    Chu tich UBND TP.HCM Phan Van Mai anh 3


  • 3 cái khó của TP.HCM khi hỗ trợ doanh nghiệp
    Vấn đề tiếp theo được nhiều người dân đặt câu hỏi là việc hỗ trợ các doanh nghiệp, người buôn bán nhỏ lẻ. Khi giãn cách xã hội kéo dài, doanh nghiệp đều mong muốn được hỗ trợ. Ông Mãi nhấn mạnh đây là vấn đề lớn và cho rằng có 3 cái khó. Thứ nhất là vốn, nếu vay ngân hàng thì lãi suất thế nào. 
    Ông cho biết vừa rồi, TP.HCM có kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước về khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi vay và có cuộc đối thoại thường xuyên giữa ngân hàng với hiệp hội doanh nghiệp để biết khó khăn, lắng nghe đề xuất từ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Từ đó, ngân hàng có thể có quyết định khoanh nợ, giãn nợ, cho doanh nghiệp vay gói mới để có thể phục hồi, tiếp tục kinh doanh. Đồng thời, TP có các chương trình hỗ trợ lãi suất, ví dụ như vay kích cầu và đang khởi động các quỹ, các chương trình để hỗ trợ khó khăn về nguồn vốn.
    Khó khăn thứ hai của doanh nghiệp là lao động, những người đã về quê thì không quay trở lại được cho đến khi tình hình dịch được cải thiện. TP đang phối hợp với địa phương để giải quyết việc này, đồng thời có chính sách hỗ trợ cho lao động để có nguồn lao động cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
    Thứ ba là việc thuê mặt bằng, thành phố sẽ có gói chính sách hỗ trợ chi phí mặt bằng, điện nước, dịch vụ để hỗ trợ doanh nghiệp.



  • Một số nơi phát hỗ trợ sai người
    Về việc hỗ trợ, ông Lê Quang Tự Do, Phó cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), cho biết có người dân cho rằng có thể một số nơi hỗ trợ sai người.
    Nói về việc này, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết thời gian qua, TP đã xử lý một số nơi phát sai nhưng cũng có trường hợp do thống kê tại cơ sở còn sót. Thành phố thống nhất trường hợp nào người dân gặp khó khăn thì phường, xã phải lập danh sách để sớm hỗ trợ.
    "Không để bất cứ ai thiếu đói là mục tiêu của chính quyền thành phố. Nhưng với TP hơn 10 triệu dân thì sự bao quát chưa đầy đủ. Thay mặt lãnh đạo thành phố, chúng tôi xin nhận khuyết điểm với bà con. Trường hợp bà con chưa được thống kê thì liên hệ với chính quyền địa phương để thông báo và thống kê trong danh sách", ông Mãi nói.
    Khi ông Lê Quang Tự Do nhắc lại TP.HCM đã thiết lập ứng dụng (app) An sinh để hỗ trợ người dân, ông Mãi cho biết app này là giải pháp công nghệ để giải quyết nhược điểm trong thống kê. TP đề nghị trong các đợt giải ngân an sinh sắp tới, địa phương sẽ thống kê qua app để quản lý chặt chẽ. Giải pháp công nghệ này giúp thống kê đầy đủ hơn, cấp phát nhanh hơn và kiểm tra việc trùng, sót người cần hỗ trợ. 
    Ngoài hỗ trợ tiền mặt, TP.HCM đang duy trì việc hỗ trợ các túi an sinh cho người dân khó khăn. Ảnh: Quỳnh Danh. 
    Chu tich UBND TP.HCM Phan Van Mai anh 4


  • Xây dựng mức hỗ trợ theo đầu người
    Ông Mãi cũng đồng tình với ý kiến cho rằng việc hỗ trợ 1,5 triệu đồng vẫn chưa đủ và nếu chỉ hỗ trợ một lần/đợt thì người dân vẫn lo. Do đó, ông khẳng định nếu dịch kéo dài, TP sẽ tiếp tục hỗ trợ bà con và TP đang xây dựng mức hỗ trợ theo người sau ngày 15/9. 
    Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết tình hình dịch còn phức tạp, bà con còn khó khăn đến đâu thì sẽ hỗ trợ đến đó. Thời gian qua, một số nơi phong tỏa, cách ly, cán bộ trao tiền bị F0 nên không thể tiếp tục công việc xuyên suốt. Do đó, nhiều nơi chưa trao hết 1,5 triệu tiền hỗ trợ đợt 2 cho bà con trước ngày 6/9 như kế hoạch. 
    Ông Mãi cho biết đến nay, ngân sách đã chi 4.800 tỷ đồng và số tiền vận động xã hội hóa khoảng 1.200 tỷ nên tổng cả 2 nguồn khoảng 6.000 tỷ đồng. Đồng thời, TP cũng phát trên 1,6 triệu túi an sinh và gạo. "Chúng tôi cố gắng tới ngày 10/9, TP phát xong 14.000 tấn gạo cho bà con", ông Mãi nói.
    Về kế hoạch thời gian tới, ông cho biết thành phố có hỗ trợ tiền mặt hàng tháng cho mỗi người nhưng ở mức nào thì thành phố đang cân đối ngân sách. Trước đây, TP hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người, sau này có thể ít hơn nhưng sẽ thường xuyên. Thứ hai, TP duy trì việc hỗ trợ gạo, túi an sinh và sẽ vận động hỗ trợ tiền nhà trọ, tiền điện, tiền nước để giảm chi phí cho người thuê trọ.
  • Nhiều người dân chưa nhận được hỗ trợ
    Tại chương trình, MC Quyền Linh đặt ra vấn đề nhiều người dân TP.HCM còn bức xúc về các gói hỗ trợ an sinh xã hội. Ông dẫn lại câu chuyện một gia đình cả 2 vợ chồng mất việc 3 tháng nay nhưng chưa nhận được tiền hỗ trợ. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên mầm non gặp khó khăn cũng không biết bản thân nằm trong gói hỗ trợ nào.
    Trả lời, Chủ tịch TP.HCM bày tỏ sự chia sẻ với người dân thành phố. Ông cho biết mỗi người đến với thành phố này có thể là lao động hay học tập, nhưng đều có sự đóng góp cho thành phố. Bình thường, đây là lực lượng tạo ra của cải vật chất, đóng góp cho địa phương. Nhưng khi giãn cách, nhiều người mất việc, mất thu nhập, dùng hết tiền tiết kiệm nên gặp khó khăn.
    Nhiều người dân khó khăn khi TP.HCM giãn cách kéo dài. Ảnh: Phương Lâm. 
    Chu tich UBND TP.HCM Phan Van Mai anh 5



    Trước đây, TP.HCM có Nghị quyết 09 dành cho nhóm lao động tự do vì đối tượng này khi đó rất khó khăn. Nhưng sau đó, TP thấy như vậy chưa đủ. Ví dụ, giáo viên mầm non không có trong nhóm này.
    Vì vậy, TP ra thêm gói thứ 2, mở thêm nhóm đối tượng nhưng cũng chưa đủ, số liệu thống kê cũng chưa chính xác. Quan điểm của lãnh đạo TP là tất cả mọi người đang bị kẹt lại nên ai mất việc, không có thu nhập, khó khăn thì đều là đối tượng được hỗ trợ. Ban đầu, TP hỗ trợ theo người nhưng đến đợt 2, thành phố hỗ trợ theo hộ.
    Ông Mãi nhận định quá trình làm chính sách, chính quyền có lỗi vì nghiên cứu chưa đầy đủ nên 2 đợt không đồng nhất. Tuy nhiên, dù là gói hỗ trợ 1,5 triệu đồng cho một người hay một hộ cũng chưa đủ, mà chỉ giúp một phần.
    Vì vậy, TP có chương trình hỗ trợ gạo và túi quà an sinh để giúp người dân gặp khó khăn. Ông Mãi cũng gửi lời cảm ơn tới tấm lòng của bà con cả nước và người dân TP.HCM khi hỗ trợ, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau để vượt qua khó khăn. 
  • Sẽ mở cửa nhiều hoạt động nếu an toàn
    Về câu hỏi khi nào mở lại chợ, ông Mãi cho biết từ nay đến 15/9, TP chưa có kế hoạch này nhưng sẽ mở lại 2 điểm trung chuyển ở 2 chợ đầu mối là Bình Điền và Hóc Môn. Ngoài ra, bằng hệ thống vận chuyển an toàn, thành phố sẽ đưa hàng hóa đến các siêu thị trong thành phố.
    Từ nay đến 15/9, những vùng xanh sẽ thí điểm mở lại một số dịch vụ bán thức ăn mang về. Sau 15/9, nếu tình hình chuyển biến tốt, TP sẽ cân nhắc mở ra khá nhiều hoạt động với địa bàn, ngành nghề an toàn và người tham gia an toàn. 
    Tuy nhiên, lãnh đạo TP.HCM cho biết thời điểm nào được mở thì tùy vào kết quả của diễn biến dịch. Dự kiến, nếu quản lý được người tham gia an toàn, cung đường an toàn, hoạt động an toàn, sau 15/9, TP sẽ mở rộng các hoạt động thương mại điện tử, sản xuất trang thiết bị cho ngành y tế, sản xuất lương thực, thực phẩm, công trình xây dựng, cung cấp vật liệu xây dựng.
    "Chúng ta mở theo kết quả kiểm soát dịch bệnh", ông nhấn mạnh.
  • 2 mũi vaccine không phải điều kiện duy nhất
    Về tiêm vaccine, ông Mãi thông tin đến nay, TP.HCM đã có hơn 6,3 triệu người tiêm mũi 1 và 500.000 người được tiêm mũi 2. Từ đây đến 15/9, TP.HCM sẽ cố gắng tiêm mũi 1 cho trên 90% người dân trên 18 tuổi, đồng thời, tiêm mũi 2 cho người dân đã đủ thời gian. 
    Theo ông, TP.HCM đang sống trong điều kiện có dịch nên mọi sinh hoạt sản xuất diễn ra có điều kiện. Điều kiện ở đây là an toàn cho hoạt động sản xuất và kinh tế - xã hội. Do đó, người dân được tiêm vaccine, trong người có kháng thể là một trong những điều kiện. Ngoài ra, người dân cần đáp ứng điều kiện như 5K.
    “Được tiêm 2 mũi vaccine thì ta có kháng thể nhưng không có nghĩa là không bị nhiễm, chỉ hạn chế khả năng bị nhiễm và chuyển nặng thôi nên chúng ta vẫn phải tuân thủ 5K và hình thành thói quen mới để hạn chế thấp nhất nguy cơ. Do đó, 2 mũi vaccine không phải điều kiện duy nhất và an toàn nhất”, ông Mãi nói.
    Ảnh: Phương Lâm. 
    Chu tich UBND TP.HCM Phan Van Mai anh 6



  • Người dân vùng xanh được đi chợ 1 lần/tuần
    Về câu hỏi làm thế nào để kiểm soát ca nhiễm, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết thứ nhất, khi phát hiện F0 thì phải kịp thời xem xét điều trị. Khi có triệu chứng, người dân phải được sơ cấp cứu ngay để giảm tử vong và tập trung tiêm vaccine để sau khoảng thời gian 14 ngày, người tiêm sẽ có kháng thể. Khi đó, người bệnh ít khả năng chuyển nặng và tỷ lệ tử vong sẽ giảm.
    "Đó là việc thành phố đang tập trung làm để kiểm soát ca nhiễm, ngăn chuyển nặng và tử vong", ông Mãi nói. 
    Về việc mở giãn cách, ông cho biết thành phố dựa trên nguyên tắc an toàn, an toàn đến đâu mở đến đó. Do đó, thời gian tới, người dân thành phố phải sống trong điều kiện có dịch bệnh. Với sự chuẩn bị càng kỹ, TP sẽ theo tình hình thực tế để mở từng bước, đảm bảo mục tiêu bảo vệ sức khỏe cho người dân và bảo vệ kinh tế - xã hội.
    Ông Mãi cho biết từ nay đến 15/9, TP.HCM sẽ tiếp tục các biện pháp như từ 23/8 đến nay. Tuy nhiên, có 2 điều chỉnh. Thứ nhất, hệ thống siêu thị, chuỗi cung ứng được mở đến xã phường thị trấn. Ở vùng đỏ, shipper sẽ đi chợ. Ở vùng xanh, người dân có thể đi chợ 1 lần/tuần và khuyến khích người đã tiêm vaccine, có kháng thể nên là người đi chợ.
  • Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi là người đối thoại trực tiếp với người dân TP.HCM trong chương trình "Dân hỏi - Thành phố trả lời" tối 6/9. Ảnh: HMC.
    Chu tich UBND TP.HCM Phan Van Mai anh 7



  • Sau 15/9 TP.HCM mới có lộ trình nới lỏng giãn cách
    Giãn cách, xét nghiệm, điều trị, giảm tử vong, đảm bảo ansinh xã hội, tiêm vaccine là những hoạt động thành phố đang khẩn trương làm đểđến ngày 15/9 có thể thực hiện mục tiêu kiểm soát dịch bệnh. Nếu đến 15/9 đạt mụctiêu đó thì sau ngày này, TP.HCM sẽ có lộ trình nới lỏng giãn cách.
  • Khi nào TP.HCM nới lỏng giãn cách?
    Khi nào thành phố nới lỏng giãn cách hay hết dịch là câu hỏicủa tất cả người dân TP, lãnh đạo TP, thậm chí cả nước và bạn bè quốc tế quantâm đến thành phố.
    Khi dịch diễn biến phức tạp, thành phố phải tiến hành các biệnpháp hạn chế di chuyển, cách ly, sinh hoạt sản xuất, gây ảnh hưởng lớn đến đờisống sinh hoạt, kinh tế - xã hội của thành phố.
    Về việc tại sao thành phố giãn cách kéo dài nhưng tình hình chưa cảithiện, ông Mãi cho rằng nguyên nhân khách quan là chủng Delta diễn biến rất phứctạp, lây lan nhanh nên việc ứng phó đôi lúc chưa kịp thời. Khi TP hiểu quy luậtcủa chủng này và tiến hành biện pháp giãn cách và một số nơi làm kịp thời, triệtđể thì tình hình có cải thiện.
    Nguyên nhân chủ quan là ở một số địa bàn chưa làm nghiêm nêncòn lây lan, hay hoạt động xét nghiệm ngăn nguồn lây nhiều nơi làm chưa tốt.
    Tuy nhiên, thời gian gần đây, thành phố thực hiện giãn cáchnghiêm và khẩn trương xét nghiệm, tìm F0, tách khỏi cộng đồng, ngăn nguồn lâyvà qua đó có diễn biến tốt.
    Ông Mãi tin rằng nếu thực hiện các biện pháp này tập trung,quyết liệt, đồng bộ hơn thì thời gian sắp tới có thể cải thiện tình hình.
    Về việc thành phố sẽ giãn cách đến lúc nào, ông Mãi cho biếtthành phố sẽ còn giãn cách khi dịch còn diễn biến phức tạp. Việc này tùy thuộc vào tình hình dịch, do đó chưathể có mốc thời gian cụ thể là 15/9 hay tháng 10 được.
    Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi lần đầu tiên lên sóng livestream để lắng nghe người dân. Ảnh: Phương Lâm. 
    Chu tich UBND TP.HCM Phan Van Mai anh 8


  • Chủ tịch UBND TP.HCM nhắc lại lời hứa
    Lúc 20h tối 6/9, buổi livestream bắt đầu. Mở đầu, ông Phan Văn Mãi nhắc lại lời hứa với cử tri và người dân TP.HCM trong lễ nhậm chức Chủ tịch UBND TP ngày 24/8. Ông Mãi cho biết ông đã hứa sẽ đem sức mình cùng với UBND TP cải thiện tìnhhình, ngăn chặn dịch bệnh, thực hiện mục tiêu giảm tử vong và chăm lo an sinhcho người dân. 
    "Tôi cùng các chuyên gia vàngành chức năng, nhà khoa học sẽ xây dựng kế hoạch bài bản, hiệu quả hơn để thànhphố thích ứng trong điều kiện có dịch, cũng như phục hồi các hoạt động kinh tế- xã hội khi tình hình dịch được kiểm soát. Đó là lời hứa của tôi trước cử trivà nhân dân thành phố", ông Mãi nói.
    Theo ông, TP.HCM có vị trí quan trọng với đất nước nên cần chiến lượcphát triển xứng tầm. Sau khi tình hình cải thiện, thành phố sẽ có chiến lượcbài bản, huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển của thành phố.


Theo zingnews.vn
Rối loạn tâm thần do rượu trẻ hóa và tăng từ 5-10%

Rối loạn tâm thần do rượu trẻ hóa và tăng từ 5-10%

Hầu hết bệnh nhân vào viện trong tình trạng nặng, có nhiều bệnh lý kèm theo như viêm gan, xơ gan, tim mạch, dạ dày... Đặc biệt, nhiều bệnh nhân bị sảng run với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc,…
back to top