Chủ tịch PVN: Chúng tôi mong được như doanh nghiệp tư nhân

Chủ tịch PVN Trần Sỹ Thanh ví von đang sống trong gia đình "ngũ đại đồng đường", doanh nghiệp đã lớn nhưng làm gì cũng phải xin tới "ông cố".

<div> <p>Tại buổi họp về Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) của Quốc hội ng&agrave;y 15/11, &ocirc;ng Trần Sỹ Thanh - Chủ tịch PVN chia sẻ: &quot;Doanh nghiệp tư nh&acirc;n hiện mong như doanh nghiệp Nh&agrave; nước c&ograve;n doanh nghiệp Nh&agrave; nước lại chỉ mong được như tư nh&acirc;n&quot;.</p> <p>&Ocirc;ng ph&acirc;n t&iacute;ch, doanh nghiệp Nh&agrave; nước hiện nay, như ng&agrave;nh dầu kh&iacute;, bản chất l&agrave;m ra bao nhi&ecirc;u nộp lại bấy nhi&ecirc;u, chỉ giữ lại một phần để t&aacute;i đầu tư, c&ograve;n lại nộp ng&acirc;n s&aacute;ch, chứ &quot;cũng kh&ocirc;ng thấy ưu &aacute;i hơn g&igrave; cả&quot;.&nbsp;</p> <p>Trong khi đ&oacute;, thủ tục với doanh nghiệp Nh&agrave; nước th&igrave; v&ocirc; c&ugrave;ng phức tạp. &quot;Doanh nghiệp Nh&agrave; nước như sống trong một ng&ocirc;i nh&agrave; &quot;ngũ đại đồng đường. Thế hệ thứ 5 cũng l&agrave;m ăn tốt, trưởng th&agrave;nh rồi, va đập rồi nhưng động tới c&aacute;i g&igrave; cũng phải xin, kh&ocirc;ng phải xin bố m&igrave;nh, m&agrave; phải xin tới &quot;&ocirc;ng cố&quot;, &ocirc;ng Thanh v&iacute; von.&nbsp;</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td><img alt="Ông Trần Sỹ Thanh - Chủ tịch PVN. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội" src="https://khds.1cdn.vn/2019/10/18/tran-sy-thanh1-8384-1573796828.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p>&Ocirc;ng Trần Sỹ Thanh - Chủ tịch PVN. <em>Ảnh: Trung t&acirc;m b&aacute;o ch&iacute; Quốc hội</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Chủ tịch PVN dẫn chuyện thực tế tại một doanh nghiệp th&agrave;nh vi&ecirc;n để minh chứng bất cập trong thủ tục, quy định ph&aacute;p luật hiện nay. Một đơn vị thuộc tập đo&agrave;n n&agrave;y chuyển khoản 800 tỷ đồng về Việt Nam sau khi ho&agrave;n tất hợp đồng li&ecirc;n doanh tại nước ngo&agrave;i, nhưng một năm qua vẫn chưa thể r&uacute;t ra để ti&ecirc;u. Do đ&oacute;, doanh nghiệp phải đi vay ng&acirc;n h&agrave;ng b&ugrave; v&agrave;o khoản tiền n&agrave;y.</p> <p>&quot;Hệ thống luật của m&igrave;nh cực kỳ phức tạp, doanh nghiệp muốn r&uacute;t tiền của m&igrave;nh về th&ocirc;i m&agrave; kh&ocirc;ng chi được. Luật lu&ocirc;n thay đổi, nay thế n&agrave;y, mai thế kh&aacute;c th&igrave; kh&oacute; c&oacute; ai theo kịp&quot;, &ocirc;ng Thanh n&oacute;i v&agrave; nhấn mạnh bất cập trong thủ tục với doanh nghiệp Nh&agrave; nước.</p> <p>Đề cập đến Luật Doanh nghiệp sửa đổi, từ kinh nghiệm thực tiễn, theo &ocirc;ng Thanh, nhiều khi kh&ocirc;ng sửa lại &iacute;t sai, c&agrave;ng sửa c&agrave;ng sai. V&igrave; khi đưa ra b&agrave;n, mỗi người chỉ tiếp cận một g&oacute;c vấn đề, hoặc một hiện tượng, hoặc vấn đề g&igrave; đ&oacute;, nhưng lại chưa đặt trong tổng thể trong sự vận h&agrave;nh cả bộ m&aacute;y h&agrave;nh ch&iacute;nh, bộ m&aacute;y của c&aacute;c doanh nghiệp, thậm ch&iacute; của cả cơ quan tư ph&aacute;p, khối nội ch&iacute;nh.</p> <p>Theo &ocirc;ng, Ch&iacute;nh phủ n&ecirc;n d&agrave;nh thời gian, c&ocirc;ng sức để thiết lập c&aacute;c m&ocirc; h&igrave;nh giả định, giao cho nh&oacute;m c&ocirc;ng t&aacute;c của c&aacute;c bộ ng&agrave;nh chạy song song với luật cũ v&agrave; mới để đ&aacute;nh gi&aacute;. &quot;Trước khi ban h&agrave;nh luật m&agrave; l&agrave;m như vậy, t&ocirc;i tin rằng sẽ ph&aacute;t hiện ngay xung đột ph&aacute;p luật v&agrave; để luật mới ban h&agrave;nh chặt chẽ&quot;, &ocirc;ng Thanh nhấn mạnh.&nbsp;</p> <p><strong>Cũng tại Luật Doanh nghiệp sửa đổi lần n&agrave;y Ch&iacute;nh phủ đề xuất sửa lại kh&aacute;i niệm loại h&igrave;nh doanh nghiệp Nh&agrave; nước</strong>. Theo Bộ trưởng Kế hoạch &amp; Đầu tư Nguyễn Ch&iacute; Dũng, dự Luật Doanh nghiệp sửa đổi quy định, doanh nghiệp Nh&agrave; nước sở hữu tr&ecirc;n 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần c&oacute; quyền biểu quyết cũng được t&iacute;nh l&agrave; doanh nghiệp Nh&agrave; nước, thay v&igrave; phải sở hữu 100% vốn như trước.</p> <p>Thẩm tra sau đ&oacute;, &ocirc;ng Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế cho rằng,&nbsp;việc thay đổi kh&aacute;i niệm doanh nghiệp Nh&agrave; nước l&agrave; vấn đề lớn, quan trọng n&ecirc;n đề nghị cần c&oacute; đ&aacute;nh gi&aacute; t&aacute;c động kỹ.</p> <p>Ngo&agrave;i ra, tỷ lệ sở hữu vốn g&oacute;p hoặc tổng số cổ phần c&oacute; quyền biểu quyết của Nh&agrave; nước tr&ecirc;n 50% chưa đảm bảo sự chi phối của Nh&agrave; nước với c&aacute;c quyết định quan trọng như th&ocirc;ng qua nghị quyết của Hội đồng th&agrave;nh vi&ecirc;n, nghị quyết Đại hội đồng cổ đ&ocirc;ng... Do đ&oacute;, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế đề nghị, dự luật cần&nbsp;x&aacute;c định tỷ lệ nắm giữ vốn g&oacute;p hoặc tổng số cổ phần c&oacute; quyền biểu quyết của Nh&agrave; nước ph&ugrave; hợp (thấp nhất l&agrave; 75%), bảo đảm được sự chi phối của Nh&agrave; nước trong quyết định c&aacute;c vấn đề quan trọng của doanh nghiệp, h&agrave;i ho&agrave; lợi &iacute;ch, quyền lợi của c&aacute;c cổ đ&ocirc;ng.</p> <p>C&ograve;n &ocirc;ng Trần Ho&agrave;ng Ng&acirc;n - Viện trưởng Viện Nghi&ecirc;n cứu Ph&aacute;t triển TP HCM th&igrave; cho rằng, dự luật cần l&agrave;m r&otilde; hơn t&iacute;nh chất, hoạt động của doanh nghiệp Nh&agrave; nước để đảm bảo lấy ti&ecirc;u ch&iacute;, hiệu quả kinh tế l&agrave;m định lượng, đ&aacute;nh gi&aacute;. Vấn đề minh bạch, c&ocirc;ng khai của doanh nghiệp Nh&agrave; nước cũng cần được đưa ra, luật ho&aacute;.&nbsp;</p> <p>Ngo&agrave;i ra, &ocirc;ng c&ograve;n đề nghị triệu tập c&aacute;c doanh nghiệp, tập đo&agrave;n lớn để Quốc hội chất vấn, đột xuất, bất thường như với c&aacute;c bộ trưởng.</p> <p>&nbsp;</p> &nbsp;</div> <p>&nbsp;</p>

Theo vnexpress.net
back to top