Chủ quan vết sần thành u cánh mũi

Nhiều người bệnh chủ quan với vết sẩn, loét trên da không đi khám nên đa phần bệnh nhân ung thư da đến viện trong giai đoạn muộn. Vì vậy, người bệnh nếu thấy những vết loét dai dẳng lâu lành thỉnh thoảng lại chảy máu, chảy nước vàng hoặc có thể khỏi trong từng thời kỳ... cần đi khám để chẩn đoán sớm ung thư.

Bệnh nhân Trần Văn Ng. (sinh năm 1946, Hải Hậu, Nam Định) cách đây 2 năm bệnh nhân phát hiện một nốt sần nhỏ, thỉnh thoảng ngứa, u phát triển to dần, thỉnh thoảng chảy máu. Bệnh nhân đi khám các phòng khám ở quê và tỉnh, chẩn đoán viêm da, điều trị thuốc nhiều lần không đỡ.

Gần đây, khối u phát triển nhanh, chảy máu u nhiều, ngạt tắc mũi. Bệnh nhân đến khám Bệnh viện tỉnh Nam Định, chuyển Bệnh viện K. Tại đây, người bệnh được chẩn đoán ung thư da cánh mũi phải T2N0M0, chuyển vào Khoa Ngoại Đầu - Cổ, Bệnh viện K. Bệnh nhân được phẫu thuật cắt rộng u và tạo hình bằng sụn vành tai và vạt V - Y. Ca mổ kéo dài 2 giờ đồng hồ. Kết quả sau mổ bước đầu khả quan.

u-mui-1.jpg
Chủ quan vết sần thành u cánh mũi phải phẫu thuật tạo hình

Lời bàn: Đây là ca mổ khó, không phải là cắt rộng u mà là ở khâu tạo hình che phủ khuyết hổng, giữ chức năng thở cho và thẩm mỹ cho người bệnh. Bởi khuyết hổng lớn, mất nhiều tổ chức. Đặc biệt là mất sụn cánh mũi, khi tạo hình mà không có sụn, sẽ sập cánh mũi, bệnh nhân sẽ không thở được, mất chức năng mũi cũng như thẩm mỹ bị ảnh hưởng nhiều.

Khi tạo hình phải che phủ khuyết hổng + sụn tạo hình, cũng là vấn đề đặt ra với các thầy thuốc. Cuối cùng thì bệnh nhân cũng được phẫu thuật thành công, đảm bảo các yêu cầu đặt ra. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh táo, vết mổ khô, vạt da sống tốt, chức năng thở của người bệnh được đảm bảo.

Với ung thư da người cao tuổi khi mổ có nhiều khó khăn với gây mê và hồi sức cũng như các biến chứng trong mổ.

Với ung thư da thể tế bào đáy, nếu chúng ta mổ cắt u rộng rãi, bệnh nhân không phải điều trị bổ trợ sau mổ và kết quả khỏi bệnh rất cao. Tuy nhiên, nhiều người bệnh chủ quan với vết sẩn, loét trên da không đi khám nên đa phần bệnh nhân ung thư da đến viện trong giai đoạn muộn. Vì vậy, người bệnh nếu thấy những vết loét dai dẳng lâu lành thỉnh thoảng lại chảy máu, chảy nước vàng hoặc có thể khỏi trong từng thời kỳ... cần đi khám để chẩn đoán sớm ung thư.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top