Chủ quan tưởng viêm tiết niệu hóa u ác tính

Chủ quan với tiền sử bệnh đường tiết niệu nên không đi khám đến khi bí đái, bí ỉa mới đi viện thì u đã quá to 10 cm xâm lần nhiều nơi.

Ảnh minh họa

Bà Đỗ Thị Ngọc, 59 tuổi (Hưng Yên) có tiền sử viêm đường tiết niệu nên thỉnh thoảng bí tiểu, đi tiểu ra máu bà chỉ uống thuốc rồi thôi. Đến khi đau quặn, bí đái, bí ỉa bà mới đi khám và bị bệnh viện tỉnh trả về vì có một khối u quá to giữa trực tràng, tử cung và bàng quang.

Cuối cùng, bà cũng được các bác sĩ bệnh viện K chấp nhận phẫu thuật vì có nguy cơ vỡ bàng quang (do không tiểu được) và lấy ra một khối u vỏ thần kinh ác tính đường kính 10 cm.

Lời bàn: U vỏ thần kinh ác tính có thể xâm nhập mọi bộ phận trong cơ thể và thường không có biểu hiện, đôi khi bệnh nhân chỉ thấy căng tức ở một vùng nào đó. Chúng phát sinh từ sự chuyển dạng của một u xơ thần kinh dạng đám rối. Tổn thương là các khối u giới hạn không rõ với sự xâm nhập phổ biến dọc theo các trục của các thần kinh chính cũng như xâm nhập vào mô mềm phụ cận.

Trường hợp của bà Ngọc u phát triển ở giữa trực tràng, tử cung và bàng quang gây cọ sát, tắc bàng quang dẫn tới bí tiểu và tiểu ra máu. Do đó, khi có bất kỳ sự bất thường nào cũng cần đi khám, tránh tình trạng mua thuốc về điều trị dẫn tới tình trạng bệnh nặng, nguy hiểm.

ThS Trần Anh (Bệnh viện K)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top