Chống ô nhiễm chất nhựa dẻo

(khoahocdoisong.vn) - Xử lý chất thải nhựa như thế nào? Phòng chống ô nhiễm chất dẻo phế thải như thế nào?

Hỏi: Xử lý chất thải nhựa như thế nào để tránh ô nhiễm?

Phạm Nguyên Hà (Hà Nội)

Theo Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT: Một trong những biện pháp để xử lý nhựa dẻo là đốt cháy. Nhưng khi cháy, các khí độc hại sản sinh ra như clo, hydroclorit,... làm ô nhiễm môi trường. Do đốt cháy phế liệu chất dẻo không phải là phương pháp tối ưu, người ta đã chuyển sang biện pháp chôn sâu. Nhưng về lâu dài, chúng lại phân rã thành các hạt vi nhựa có hại cho môi trường.

Một số nước trên thế giới đã xử lý nguồn chất dẻo phế thải bằng cách thu gom và tái sinh. Biện pháp này tận dụng được nguyên liệu, nhưng vẫn không thể khắc phục được ô nhiễm trong quá trình tái sinh phế thải chất dẻo, đồng thời chất lượng của sản phẩm tái sinh không tốt, chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp. Biện pháp tốt nhất là nghiên cứu sản xuất loại chất dẻo dễ phân hủy trong quá trình phân hủy không làm ô nhiễm môi trường. Nhưng biện pháp này rất khó thực hiện. Do đó cách tốt nhất là hạn chế sử dụng đồ bằng nhựa.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top