Chọn thực phẩm cho người đường máu cao

(khoahocdoisong.vn) - Khi bị cảm lạnh hoặc cúm, đường máu thường bị tăng lên nhiều. Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bạn nhanh chóng hồi phục và giữ cho đường máu tăng không quá cao hoặc bị hạ quá thấp.

Chọn kỹ thực phẩm không để đường huyết tăng cao

Nhìn chung, trong những ngày ốm yếu, nên cố gắng giữ cho chế độ ăn gần giống những ngày bình thường nhất. Nếu như dạ dày chỉ có cảm giác đầy, có thể ăn cháo, súp, bánh quy. Nếu những thức ăn này vẫn khó tiêu, có thể thử nước quả, nước giải khát ít ngọt, sữa chua. Uống đủ nước và nạp đủ năng lượng để vượt qua những ngày khó khăn đó.

Cần ăn chừng 30-40g chất bột-đường sau mỗi 3-4 giờ vào những ngày ốm này. Trường hợp không biết rõ loại thức ăn và khối lượng ăn, hãy hỏi bác sĩ. Một số loại thuốc trị cảm cúm và ho có chứa đường do đó nên đọc kỹ thông tin trước khi uống, đồng thời giảm trừ lượng bột - đường được phép ăn. Nước uống cũng cần được cung cấp đủ, nếu bị sốt hoặc nôn, phải uống nhiều hơn mọi ngày.

Nếu như đường máu tăng cao nhiều, nên xem lại chế độ ăn và thuốc đang dùng. Hỏi bác sĩ để có chỉ dẫn trong trường hợp cụ thể.

Trong đa số trường hợp, sau vài ngày ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, cơ thể sẽ khá hơn. Tuy nhiên, nếu lâm vào các tình huống sau, bạn nhất định phải trao đổi với bác sĩ, thậm chí phải nằm viện:

- Tình trạng ốm yếu hoặc sốt sau vài ngày không tiến triển khá hơn.

- Nôn hoặc đi ngoài sau 6 giờ không thuyên giảm.

- Có nhiều thể ceton trong nước tiểu.

- Nếu đang tiêm insulin: đường máu >15mmol/l (hoặc>240mg/dl), mặc dù đã tiêm thêm insulin theo chỉ định của bác sĩ.

- Nếu chỉ dùng thuốc viên hạ đường huyết: Đường máu cũng tăng trên 15mmol/l (hoặc >240mg/dl) suốt 24 giờ.

- Có các biểu hiện mất nước nguy hiểm: Khó thở, hơi thở có mùi hoa quả chín, đau ngực, khô nứt môi và lưỡi, đái rất ít.

Ăn cháo ngày ốm

Nhu cầu năng lượng cho bệnh nhân 50kg được quy định như sau: Năng lượng: 1250 kcal/ ngày; glucid: 55 – 65% = 170 – 200g; protid: 15 – 20% = 45 – 60g; lipid: 20 – 25% = 25 – 35g

Một số thực phẩm có thể ước lượng số calo và lượng đường như sau: 200ml sữa bò tươi tương đương 150 kcal (10g glucid; 9g lipid; 8g protid); 200 ml nước cam vắt không đường tương đương 180 kcal (20g glucid).

15g đường có trong một số đồ ăn sau: 1/3 bát cơm; ½ bát bún; 1/3 gói mỳ tôm; 2 củ cà rốt; 2,5 thìa canh sữa bột; 1 thìa canh sữa đặc có đường; 2 chiếc bánh quy 4-6 cm; 2 thìa cà phê mật ong; 1 quả chuối tây dài 10cm; 1 quả chuối tiêu; 2 miếng dưa hấu 6 cm; ½ quả dứa; 1 miếng đu đủ 5-12cm; 2 quả quýt vừa.

Trong những ngày ốm yếu, nếu không ăn được đồ ăn thông thường, có thể nấu cháo theo công thức sau cho vào phích ủ ấm ăn dần trong ngày.

Thực đơn nấu cháo:

Thực đơn 1

Thức ăn

Khối lượng (g)

Thành phần (g)

Glucid

Lipid

Protid

Gạo

250

200

2,5

20

Thịt nạc

150

-

10

28

Trứng gà

100 (2 quả)

-

10

12

Cà rốt

200

14

-

2,6

Dầu ăn

15 (1 thìa canh)

-

15

-

Chất xơ tan (không bắt buộc)

10

-

-

-

Muối

0-10

Tùy theo yêu cầu giảm muối

Ước tính tổng số 1440kcal/ngày

 

214

37,5

62,6

Kcal

856

333

248

%

60

23

17

Thực đơn 2

Thức ăn

Khối lượng (g)

Thành phần (g)

Glucid

Lipid

Protid

Gạo

200

160

2,0

16

Thịt nạc

200

-

14

37

Khoai tây

200

35

-

3,4

Cà rốt

200

14

-

2,6

Dầu ăn

45 (3 thìa canh)

-

44

-

Chất xơ tan (không bắt buộc)

10

-

-

-

Muối

0-10

Tùy theo yêu cầu giảm muối

Ước tính tổng số 1612kcal/ngày

 

209

60

59

kcal

836

540

236

%

52

33

15

Ngoài ra, nếu ăn thêm các thực phẩm khác như sữa, nước cam có thể ước lượng số calo và lượng đường như sau:

- 200ml sữa bò tươi: + 150 kcal (10g glucid; 9g lipid; 8g protid).

- 200ml nước cam vắt không đường: + 80kcal (20g glucid).

- Truyền 500ml dịch glucose 5%: + 100kcal (25g glucid).

- Truyền 500ml dịch glucose 10%: + 200kcal (50g glucid).

ThS Nguyễn Huy Cường

(nguyên Phó trưởng khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết T.Ư)

Theo Đời sống
back to top