Chớ nên nhai chè khô cho chắc răng, thơm miệng

(khoahocdoisong.vn) - Nhai chè khô cho chắc răng, thơm miệng nào ngờ bà Hương lĩnh quả đắng vì tích tụ chất độc.

Bà Phạm Thị Hương, 65 tuổi (Nam Định) không có thói quen ăn trầu nhưng các cụ nhưng gần một năm lại bà lại nhai chè mạn liên tục vừa để chắc răng, thơm miệng và đặc biệt vì chè xanh tốt cho sức khỏe.

Bà nhai chè gần như cả ngày, không nhai là thấy miệng nhạt nhẽo, tanh tưởi khó chịu. Gần đây bà bị táo bón, lưỡi săn lại, răng vàng khè, rất háo và hay khát nước, con bà khuyên bà bỏ nhai chè nhưng bà không nghe. Chỉ đến khi bị đau bụng, vàng da đi khám, bác sĩ kết luận bà bị viêm gan xơ hóa, có thể dẫn tới ung thư mà nguyên nhân có thể do thói quen nhai chè của bà.

Lời bàn: Trong quá trình chăm sóc cây chè, lá chè đã bị ô nhiễm phân hóa học và nước trừ sâu. Khi sao, sấy chè nếu không có kinh nghiệm chè có thể bị cháy và ám khói. Trong khói có chất grudon như hắc ín làm giảm mùi thơm của chè và có nguy cơ gây ung thư cho người.

Vì vậy, khi pha chè người ta thường đổ nước sôi vào ấm để tráng chè rồi đổ nước đầu đi để đảm bảo an toàn. Việc nhai chè khô nhiều sẽ gây tích tụ chất độc, làm hại gan và có thể dẫn tới ung thư, không nên thực hiện.

ThS Trần Anh (Bệnh viện K)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top