Chính phủ giao Bộ Giao thông hoàn thiện chính sách đặc thù phát triển đường bộ cao tốc

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu, trước mắt Bộ Giao thông hoàn thiện Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đường bộ cao tốc giai đoạn 2021-2025, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa có ý kiến chỉ đạo về việc tổng kết đánh giá một số mô hình thành công khi giao cho địa phương là cơ quan có thẩm quyền thực hiện các dự án đường bộ cao tốc.

Theo đó, chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, trong đó cần rà soát các quy định của pháp luật có liên quan để sửa đổi, bổ sung phù hợp với thẩm quyền.

Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan nghiên cứu ý kiến của Bộ Tài chính, đề xuất cụ thể việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật.

Đồng thời xác định tiêu chí đánh giá năng lực của địa phương được giao là cơ quan có thẩm quyền để có quy định cho phù hợp.

Trước mắt, Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đường bộ cao tốc giai đoạn 2021-2025, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bộ Giao thông vận tải cho biết, trong 5 năm tới (2021-2025), sẽ phải hoàn thành trên 2.000 km đường bộ cao tốc; tổng vốn cần huy động khoảng 393.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước bố trí khoảng 239,5 nghìn tỷ đồng, còn lại 153,5 nghìn tỷ đồng cần huy động vốn ngoài ngân sách. Đây là thách thức rất lớn cả về thời gian và nguồn lực.

Để thực hiện mục tiêu trên, việc xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù mang tính đột phá trình Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết, làm cơ sở để triển khai thực hiện; sau đó tổng kết, rút kinh nghiệm để đề xuất triển khai cho giai đoạn 2026-2030 là hết sức cần thiết.

Trong đó, tại dự thảo Nghị quyết Bộ Giao thông đề xuất ban hành cơ chế đặc thù thí điểm khác với quy định tại Luật PPP, áp dụng đối với các dự án đường bộ cao tốc giai đoạn 2021-2025.

Cụ thể: “Để bảo đảm tính khả thi đối với một số dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc, cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án xem xét, quyết định tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP vượt quá 50% tổng mức đầu tư của dự án”. Thẩm quyền ban hành chính sách thuộc Quốc hội.

Bên cạnh đó, Quốc hội ban hành cơ chế đặc thù thí điểm: Chính phủ được phát hành trái phiếu cho địa phương vay lại và tính vào bội chi của ngân sách địa phương; đồng thời cho phép các địa phương sử dụng nguồn vốn này được áp dụng mức dư nợ vay theo thực tế số vốn Chính phủ phát hành trái phiếu cho địa phương vay lại. Thẩm quyền ban hành chính sách thuộc Quốc hội.

Theo Đời sống
Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. (Ảnh minh hoạ).

Hà Nội và TPHCM có không quá 5 phó chủ tịch UBND

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký xác thực Văn bản hợp nhất ban hành Nghị định quy định số lượng phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND.
back to top