Chính phủ đề nghị được chống dịch như khi ban bố tình trạng khẩn cấp

Cơ sở của đề xuất là từ thực tiễn các tình huống khó khăn, vướng mắc phát sinh cần phải giải quyết ngay trong điều kiện lần đầu tiên xảy ra đại dịch như Covid-19.

Chính phủ ngày 24/7 đã gửi đến Quốc hội tờ trình đề xuất một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để đưa vào nghị quyết kỳ họp của Quốc hội.

Đề xuất giao quyền chủ động hơn cho Chính phủ, Thủ tướng

Cơ sở được Chính phủ đưa ra là từ thực tiễn đã phát sinh các tình huống khó khăn, vướng mắc, bất cập cần phải giải quyết ngay trong điều kiện lần đầu tiên xảy ra đại dịch lớn trên toàn thế giới như Covid-19. Trong đó có nhu cầu cần phải điều chỉnh, trao quyền chủ động hơn, mạnh mẽ hơn cho Chính phủ, Thủ tướng để quyết định kịp thời các biện pháp cần thiết, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống dịch bệnh.

Đặc biệt, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép Chính phủ áp dụng những biện pháp chống dịch như trong điều kiện ban bố tình trạng khẩn cấp (vì nếu ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ có những tác động bất lợi đến kinh tế, an ninh trật tự...).

Ngoài ra, Chính phủ đề xuất được chủ động quyết những biện pháp thuộc thẩm quyền của Quốc hội và biện pháp khác với quy định của luật hoặc chưa được luật hiện hành quy định trong những trường hợp cần thiết để sớm ngăn chặn, kiểm soát được dịch bệnh, đưa đất nước, cuộc sống của người dân trở về trạng thái “bình thường mới”.

Chính phủ đề xuất đưa vào nghị quyết nội dung giao Chính phủ, Thủ tướng chủ động áp dụng các biện pháp đã thực hiện trong thời gian qua, biện pháp được quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, cũng như những biện pháp cần thiết khác, để đáp ứng yêu cầu cấp bách về phòng, chống dịch bệnh, thảm họa, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

de nghi ap dung bien phap chong dich nhu tinh trang khan cap anh 1

Sáng 24/7, Hà Nội áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17 của UBND TP (dựa trên nguyên tắc Chỉ thị 16 của Thủ tướng). Nhiều tuyến đường vắng lặng khi người dân hạn chế ra ngoài. Ảnh: Đức Anh.

Bên cạnh đó, Chính phủ đề xuất được áp dụng biện pháp, ban hành quy định cần thiết chưa được luật định hoặc khác với quy định của luật để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, đáp ứng yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch. Trong đó có việc áp dụng cơ chế đặc biệt, đặc cách trong mua sắm thuốc, vaccine, trang thiết bị y tế, hóa chất, đầu tư cơ sở vật chất, đăng ký lưu hành, thử lâm sàng thuốc, vaccine, trang thiết bị y tế, phát triển sản xuất vaccine Covid-19 trong nước, nội địa hóa trang thiết bị y tế, thuốc để bảo đảm tự chủ, tự lực, tự cường trong công tác phòng, chống dịch.

Đề nghị ưu tiên nguồn lực chống dịch

Nội dung thứ hai, Chính phủ đề xuất được sử dụng chỉ thị, nghị quyết và hình thức văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành để quy định, áp dụng và triển khai các biện pháp phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, Chính phủ khẩn trương rà soát các luật có liên quan, trình Quốc hội dự án một luật sửa nhiều luật liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và các dự án luật cần thiết khác vào các năm 2021-2022.

Chính phủ đề nghị Quốc hội ưu tiên ngân sách, huy động mọi nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; quyết định chuyển nguồn kinh phí trong dự toán đã được duyệt, thay đổi, điều chuyển nguồn kinh phí trong ngân sách nhưng chưa có trong dự toán cho công tác phòng, chống dịch bệnh, tạm ứng ngân sách trong trường hợp vượt dự toán đã phê duyệt.

Việc mua sắm với số lượng cao hơn nhu cầu thực tế để dự phòng trường hợp dịch diễn biến phức tạp, phát sinh cũng được Chính phủ đề nghị với Chính phủ. Các địa phương được Trung ương hỗ trợ trong trường hợp cần thiết.

Chính phủ nhấn mạnh việc đặt tính mạng, sức khỏe của người dân lên trên hết, bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo sức khoẻ và đời sống của người dân, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em, người già, người yếu thế khác và lực lượng chống dịch tuyến đầu; đồng thời, có biện pháp hỗ trợ cụ thể cho người dân, người lao động, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của Covid-19, không để đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, kinh doanh, lao động.

Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội việc triển khai và kết quả thực hiện các biện pháp trong nghị quyết này tại kỳ họp Quốc hội gần nhất. Trường hợp có vấn đề phát sinh, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trong thời gian Quốc hội chưa họp. 

Theo chương trình được điều chỉnh, chiều nay, Quốc hội nghe Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng, trình bày Tờ trình về tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới.

Sáng cùng ngày, tất cả đại biểu Quốc hội có mặt (474 người) đã nhấn nút tán thành việc bổ sung vào nghị quyết nội dung kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá XV nội dung về tăng cường phòng chống dịch Covid-19 thời gian tới.

Hà Nội buổi sáng cách ly xã hội Ngày đầu áp dụng cách ly xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị 16, nhiều người Hà Nội ra chợ sớm mua lương thực, thực phẩm. Đường phố vắng lặng, thỉnh thoảng vẫn có người tập thể dục.
 

Cập nhật tình hình Covid-19

Xem chi tiết

Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021

Ca nhiễm

Hôm nay

Tỉnh Hôm nay Tổng số ca
     
     
     
     
     
Theo zingnews.vn
Rối loạn tâm thần do rượu trẻ hóa và tăng từ 5-10%

Rối loạn tâm thần do rượu trẻ hóa và tăng từ 5-10%

Hầu hết bệnh nhân vào viện trong tình trạng nặng, có nhiều bệnh lý kèm theo như viêm gan, xơ gan, tim mạch, dạ dày... Đặc biệt, nhiều bệnh nhân bị sảng run với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc,…
back to top