Chính phủ ban hành quy định mới về viết hoa

Có 5 trường hợp viết hoa được quy định chi tiết trong nghị định mới ban hành của Chính phủ về công tác văn thư.

<div> <p>Ng&agrave;y 5/3/2020, thay mặt Ch&iacute;nh phủ, Thủ tướng Nguyễn Xu&acirc;n Ph&uacute;c k&yacute; ban h&agrave;nh Nghị định 30 về c&ocirc;ng t&aacute;c văn thư. Nghị định n&agrave;y ch&iacute;nh thức thay thế Nghị định 110 năm 2004, Nghị định 09 năm 2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 110 đ&atilde; thực hiện hơn 15 năm qua.</p> <p>Đi k&egrave;m với Nghị định 30 l&agrave; c&aacute;c phụ lục hướng dẫn cụ thể về thể thức, kỹ thuật tr&igrave;nh b&agrave;y văn bản h&agrave;nh ch&iacute;nh, bản sao văn bản; viết hoa trong văn bản h&agrave;nh ch&iacute;nh; bảng chữ viết tắt t&ecirc;n loại, mẫu tr&igrave;nh b&agrave;y văn bản&hellip;</p> <p>Về vấn đề viết hoa (phụ lục II), Nghị định 30 quy định 5 trường hợp viết hoa k&egrave;m hướng dẫn chi tiết trong từng trường hợp.</p> <p><strong>VIẾT HOA V&Igrave; PH&Eacute;P ĐẶT C&Acirc;U</strong></p> <p>Viết hoa chữ c&aacute;i đầu &acirc;m tiết thứ nhất của một c&acirc;u ho&agrave;n chỉnh: Sau dấu chấm c&acirc;u (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!) v&agrave; khi xuống d&ograve;ng.</p> <p><strong>VIẾT HOA DANH TỪ RI&Ecirc;NG CHỈ T&Ecirc;N NGƯỜI</strong></p> <p><strong><em>T&ecirc;n người Việt Nam</em></strong></p> <p>- T&ecirc;n th&ocirc;ng thường: Viết hoa chữ c&aacute;i đầu tất cả c&aacute;c &acirc;m tiết của danh từ ri&ecirc;ng chỉ t&ecirc;n người. V&iacute; dụ: Nguyễn &Aacute;i Quốc, Trần Ph&uacute;,...</p> <p>- T&ecirc;n hiệu, t&ecirc;n gọi nh&acirc;n vật lịch sử: Viết hoa chữ c&aacute;i đầu tất cả c&aacute;c &acirc;m tiết. V&iacute; dụ: Vua H&ugrave;ng, B&agrave; Triệu, &Ocirc;ng Gi&oacute;ng, B&aacute;c Hồ, Cụ Hồ,...</p> <p><strong><em>T&ecirc;n người nước ngo&agrave;i được phi&ecirc;n &acirc;m chuyển sang tiếng Việt</em></strong></p> <p>- Trường hợp phi&ecirc;n &acirc;m sang &acirc;m H&aacute;n - Việt: Viết theo quy tắc viết t&ecirc;n người Việt Nam. V&iacute; dụ: Kim Nhật Th&agrave;nh, Mao Trạch Đ&ocirc;ng, Th&agrave;nh C&aacute;t Tư H&atilde;n,...</p> <p>- Trường hợp phi&ecirc;n &acirc;m kh&ocirc;ng sang &acirc;m H&aacute;n - Việt (phi&ecirc;n &acirc;m trực tiếp s&aacute;t c&aacute;ch đọc của nguy&ecirc;n ngữ): Viết hoa chữ c&aacute;i đầu &acirc;m tiết thứ nhất trong mỗi th&agrave;nh phần. V&iacute; dụ: Vla-đi-mia I-l&iacute;ch L&ecirc;-nin, Phri-đr&iacute;ch Ăng-ghen,...</p> <p><strong>VIẾT HOA T&Ecirc;N ĐỊA L&Iacute;</strong></p> <p><strong><em>T&ecirc;n địa l&iacute; Việt Nam</em></strong></p> <p>- T&ecirc;n đơn vị h&agrave;nh ch&iacute;nh được cấu tạo giữa danh từ chung (tỉnh, th&agrave;nh phố trực thuộc trung ương; huyện, quận, thị x&atilde;, th&agrave;nh phố thuộc tỉnh, th&agrave;nh phố thuộc th&agrave;nh phố trực thuộc trung ương; x&atilde;, phường, thị trấn) với t&ecirc;n ri&ecirc;ng của đơn vị h&agrave;nh ch&iacute;nh đ&oacute;: Viết hoa chữ c&aacute;i đầu của c&aacute;c &acirc;m tiết tạo th&agrave;nh t&ecirc;n ri&ecirc;ng v&agrave; kh&ocirc;ng d&ugrave;ng gạch nối. V&iacute; dụ: th&agrave;nh phố Th&aacute;i Nguy&ecirc;n, tỉnh Nam Định,...</p> <p>- Trường hợp t&ecirc;n đơn vị h&agrave;nh ch&iacute;nh được cấu tạo giữa danh từ chung kết hợp với chữ số, t&ecirc;n người, t&ecirc;n sự kiện lịch sử: Viết hoa cả danh từ chung chỉ đơn vị h&agrave;nh ch&iacute;nh đ&oacute;. V&iacute; dụ: Quận 1, Phường Điện Bi&ecirc;n Phủ,...</p> <p>- Trường hợp viết hoa đặc biệt: Thủ đ&ocirc; H&agrave; Nội, Th&agrave;nh phố Hồ Ch&iacute; Minh.</p> <p>- T&ecirc;n địa l&iacute; được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa h&igrave;nh (s&ocirc;ng, n&uacute;i, hồ, biển, cửa, bến, cầu, vũng, lạch, v&agrave;m,...) với danh từ ri&ecirc;ng (c&oacute; một &acirc;m tiết) trở th&agrave;nh t&ecirc;n ri&ecirc;ng của địa danh đ&oacute;: Viết hoa tất cả c&aacute;c chữ c&aacute;i tạo n&ecirc;n địa danh. V&iacute; dụ: Cửa L&ograve;, Vũng T&agrave;u, Lạch Trường, V&agrave;m Cỏ, Cầu Giấy,... Trường hợp danh từ chung chỉ địa h&igrave;nh đi liền với danh từ ri&ecirc;ng: Kh&ocirc;ng viết hoa danh từ chung m&agrave; chỉ viết hoa danh từ ri&ecirc;ng. V&iacute; dụ: biển Cửa L&ograve;, chợ Bến Th&agrave;nh, s&ocirc;ng V&agrave;m Cỏ, vịnh Hạ Long,...</p> <p>- T&ecirc;n địa l&iacute; chỉ một v&ugrave;ng, miền, khu vực nhất định được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương hướng kh&aacute;c: Viết hoa chữ c&aacute;i đầu của tất cả c&aacute;c &acirc;m tiết tạo th&agrave;nh t&ecirc;n gọi. Đối với t&ecirc;n địa l&iacute; chỉ v&ugrave;ng, miền ri&ecirc;ng được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với danh từ chỉ địa h&igrave;nh th&igrave; viết hoa c&aacute;c chữ c&aacute;i đầu mỗi &acirc;m tiết. V&iacute; dụ: T&acirc;y Bắc, Đ&ocirc;ng Bắc, Bắc Bộ,...</p> <p><strong><em>T&ecirc;n địa l&iacute; nước ngo&agrave;i được phi&ecirc;n &acirc;m chuyển sang tiếng Việt</em></strong></p> <p>- T&ecirc;n địa l&iacute; đ&atilde; được phi&ecirc;n &acirc;m sang &acirc;m H&aacute;n - Việt: Viết theo quy tắc viết hoa t&ecirc;n địa l&iacute; Việt Nam. V&iacute; dụ: Bắc Kinh, B&igrave;nh Nhưỡng, Ph&aacute;p, Anh,..</p> <p>- T&ecirc;n địa l&iacute; phi&ecirc;n &acirc;m kh&ocirc;ng sang &acirc;m H&aacute;n - Việt (phi&ecirc;n &acirc;m trực tiếp s&aacute;t c&aacute;ch đọc của nguy&ecirc;n ngữ): Viết hoa theo quy tắc viết hoa t&ecirc;n người nước ngo&agrave;i quy định tại điểm b khoản 2 Mục II Phụ lục n&agrave;y. V&iacute; dụ: M&aacute;t-xcơ-va, Men-bơn,...</p> <p><strong>VIẾT HOA T&Ecirc;N CƠ QUAN, TỔ CHỨC</strong></p> <p><strong><em>T&ecirc;n cơ quan, tổ chức của Việt Nam</em></strong></p> <p>- Viết hoa chữ c&aacute;i đầu của c&aacute;c từ, cụm từ chỉ loại h&igrave;nh cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức. V&iacute; dụ: Ban Chỉ đạo trung ương về Ph&ograve;ng chống tham nhũng, Văn ph&ograve;ng Chủ tịch nước, Bộ T&agrave;i nguy&ecirc;n v&agrave; M&ocirc;i trường, Tập đo&agrave;n Điện lực Việt Nam, Hội đồng nh&acirc;n d&acirc;n tỉnh Sơn La, Sở T&agrave;i ch&iacute;nh,...</p> <p>- Trường hợp viết hoa đặc biệt: Ban Chấp h&agrave;nh Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn ph&ograve;ng Trung ương Đảng,...</p> <p><strong><em>T&ecirc;n cơ quan, tổ chức nước ngo&agrave;i</em></strong></p> <p>- T&ecirc;n cơ quan, tổ chức nước ngo&agrave;i đ&atilde; dịch nghĩa: Viết hoa theo quy tắc viết t&ecirc;n cơ quan, tổ chức của Việt Nam. V&iacute; dụ: Li&ecirc;n hợp quốc (UN), Tổ chức Y tế thế giới (WHO),...</p> <p>- T&ecirc;n cơ quan, tổ chức nước ngo&agrave;i được sử dụng trong văn bản ở dạng viết tắt: Viết bằng chữ in hoa như nguy&ecirc;n ngữ hoặc chuyển tự La-tinh nếu nguy&ecirc;n ngữ kh&ocirc;ng thuộc hệ La-tinh. V&iacute; dụ: WTO, UNDP, UNESCO, ASEAN,...</p> <p><strong>VIẾT HOA C&Aacute;C TRƯỜNG HỢP KH&Aacute;C</strong></p> <p>Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt: Nh&acirc;n d&acirc;n, Nh&agrave; nước.</p> <p>T&ecirc;n c&aacute;c hu&acirc;n chương, huy chương, c&aacute;c danh hiệu vinh dự: Viết hoa chữ c&aacute;i đầu của c&aacute;c &acirc;m tiết của c&aacute;c th&agrave;nh phần tạo th&agrave;nh t&ecirc;n ri&ecirc;ng v&agrave; c&aacute;c từ chỉ thứ, hạng. V&iacute; dụ: Hu&acirc;n chương Sao v&agrave;ng, Nghệ sĩ Nh&acirc;n d&acirc;n, Anh h&ugrave;ng Lao động,...</p> <p>T&ecirc;n chức vụ, học vị, danh hiệu: Viết hoa t&ecirc;n chức vụ, học vị nếu đi liền với t&ecirc;n người cụ thể. V&iacute; dụ: Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Ch&iacute;nh phủ, Gi&aacute;o sư T&ocirc;n Thất T&ugrave;ng,...</p> <p>Danh từ chung đ&atilde; ri&ecirc;ng h&oacute;a. Viết hoa chữ c&aacute;i đầu của từ, cụm từ chỉ t&ecirc;n gọi đ&oacute; trong trường hợp d&ugrave;ng trong một nh&acirc;n xưng, đứng độc lập v&agrave; thể hiện sự tr&acirc;n trọng. V&iacute; dụ: B&aacute;c, Người (chỉ Chủ tịch Hồ Ch&iacute; Minh), Đảng (chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam),...</p> <p>T&ecirc;n c&aacute;c ng&agrave;y lễ, ng&agrave;y kỉ niệm: Viết hoa chữ c&aacute;i đầu của &acirc;m tiết tạo th&agrave;nh t&ecirc;n gọi ng&agrave;y lễ, ng&agrave;y kỷ niệm. V&iacute; dụ: ng&agrave;y Quốc kh&aacute;nh 2-9, ng&agrave;y Tổng tuyển cử đầu ti&ecirc;n, ng&agrave;y Quốc tế Lao động 1-5, ng&agrave;y Phụ nữ Việt Nam 20-10,...</p> <p>T&ecirc;n c&aacute;c loại văn bản: Viết hoa chữ c&aacute;i đầu của t&ecirc;n loại văn bản v&agrave; chữ c&aacute;i đầu của &acirc;m tiết thứ nhất tạo th&agrave;nh t&ecirc;n gọi của văn bản trong trường hợp n&oacute;i đến một văn bản cụ thể. V&iacute; dụ: Bộ luật H&igrave;nh sự, Luật Tổ chức Quốc hội,...</p> <p>Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể th&igrave; viết hoa chữ c&aacute;i đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.</p> <p>V&iacute; dụ:</p> <p>- Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I của Bộ luật H&igrave;nh sự.</p> <p>- Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Tiểu mục 1 Mục 1 Chương III của Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH14.</p> <p>T&ecirc;n c&aacute;c năm &acirc;m lịch, ng&agrave;y tết, ng&agrave;y v&agrave; th&aacute;ng trong năm</p> <p>- T&ecirc;n c&aacute;c năm &acirc;m lịch: Viết hoa chữ c&aacute;i đầu của tất cả c&aacute;c &acirc;m tiết tạo th&agrave;nh t&ecirc;n gọi. V&iacute; dụ: Kỷ Tỵ, T&acirc;n Hợi, Mậu Tuất, Mậu Th&acirc;n,...</p> <p>- T&ecirc;n c&aacute;c ng&agrave;y tết: Viết hoa chữ c&aacute;i đầu của &acirc;m tiết thứ nhất tạo th&agrave;nh t&ecirc;n gọi. V&iacute; dụ: tết Nguy&ecirc;n đ&aacute;n, tết Đoan ngọ, tết Trung thu. Viết hoa chữ Tết trong trường hợp thay cho tết Nguy&ecirc;n đ&aacute;n.</p> <p>- T&ecirc;n c&aacute;c ng&agrave;y trong tuần v&agrave; th&aacute;ng trong năm: Viết hoa chữ c&aacute;i đầu của &acirc;m tiết chỉ ng&agrave;y v&agrave; th&aacute;ng trong trường hợp kh&ocirc;ng d&ugrave;ng chữ số. V&iacute; dụ: thứ Hai, thứ Tư, th&aacute;ng Năm, th&aacute;ng T&aacute;m,...</p> <p>T&ecirc;n c&aacute;c sự kiện lịch sử v&agrave; c&aacute;c triều đại: Viết hoa chữ c&aacute;i đầu của c&aacute;c &acirc;m tiết tạo th&agrave;nh sự kiện v&agrave; t&ecirc;n sự kiện, trong trường hợp c&oacute; c&aacute;c con số chỉ mốc thời gian th&igrave; ghi bằng chữ v&agrave; viết hoa chữ đ&oacute;. V&iacute; dụ: Triều L&yacute;, Triều Trần, Phong tr&agrave;o X&ocirc; viết Nghệ Tĩnh, C&aacute;ch mạng th&aacute;ng T&aacute;m,...</p> <p>T&ecirc;n c&aacute;c t&aacute;c phẩm, s&aacute;ch b&aacute;o, tạp ch&iacute;: Viết hoa chữ c&aacute;i đầu của &acirc;m tiết thứ nhất tạo th&agrave;nh t&ecirc;n t&aacute;c phẩm, s&aacute;ch b&aacute;o. V&iacute; dụ: từ điển B&aacute;ch khoa to&agrave;n thư, tạp ch&iacute; Cộng sản,...</p> <p>&nbsp;</p> </div>

Theo dantri.com.vn
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top