Chiết xuất lithium từ nước biển đáp ứng nhu cầu sản xuất pin trên thế giới

Phòng thí nghiệm đại học Chicago, Mỹ đang phát triển một loại điện cực mới có thể chiết xuất các nguyên tố có giá trị từ nước biển bằng quy trình xen phủ điện hóa. Đây là một trong những phương pháp bền vững nhất để chiết xuất lithium.

Các nhà thống kê ước tính, cuối thập kỷ này, doanh số bán xe điện (EV) thúc đẩy nhu cầu lithium gấp 5 lần mức hiện tại . Sự gia tăng đột ngột buộc các công ty phải tìm kiếm những nguồn cung cấp mới kim loại quý giá.

PGS Chong Liu nghiên cứu thiết kế các điện cực để thu gom lithium cho pin từ nước biển. Ảnh John Zich

Hiện nay, 75% lượng lithium trên thế giới được khai thác từ một dải đất miền núi thuộc Argentina, Bolivia và Chile, được gọi là Tam giác Lithium. Kim loại được chiết xuất bằng cách bơm nước muối vào những bồn chứa khổng lồ ngoài trời, bốc hơi trong khoảng thời gian một năm.

Nhưng quy trình kéo dài này tạo ra một tắc nghẽn lớn trong thế giới luôn thiếu lithium. Những nguồn cung cấp lithium khác vẫn có, nhưng quá trình khai thác sẽ gây tổn thất nặng nề môi trường và chi phí cao.

Để giải quyết sự thiếu hụt lithium, nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ nỗ lực tìm kiếm các phương pháp khai thác bền vững, đáp ứng nhu cầu sản xuất pin trên thế giới. Nghiên cứu của PGS Chong Liu thuộc Trường Kỹ thuật Phân tử Pritzker, Đại học Chicago lại đề xuất giải pháp khai thác lithium từ nước biển.

PGS Liu là nhà khoa học vật liệu, nghiên cứu các đặc tính của vật chất để tạo ra các vật liệu chuyên biệt cao. Phòng thí nghiệm của cô phát triển một loại điện cực mới, có thể chiết xuất những nguyên tố có giá trị cao từ nước biển bằng quy trình xen kẽ điện hóa. Mặc dù công trình nghiên cứu của Liu đang ở giai đoạn đầu, nhưng có thể là một trong những phương pháp bền vững nhất để chiết xuất lithium.

Theo PGS Liu, nghiên cứu nhằm tạo ra một quy trình thân thiện với môi trường. do khai thác sử dụng phương pháp điện hóa, hoàn toàn không có nhu cầu nhiệt độ cao hoặc axit mạnh và chỉ thu giữ nguyên tố theo yêu cầu. Đây là quy trình mang tính chọn lọc ion đơn lẻ.

Phương pháp của PGS Liu tương tự như một nam châm điện hút và thu thập kim loại đen, có thể hút và thu thập litthium. Đặc điểm then chốt là không có từ tính trong xen phủ điện hóa, các ion bị hút bởi một điện trường. Nhân viên kỹ thuật sẽ nhấn chìm một mảng điện cực vào nước biển, thu hút lithium và sau đó giải phóng kim loại vào một bể chứa. Đây là một quy trình thân thiện với môi trường.

Ở cấp độ phân tử, PGS Liu đạt được kết quả này thông qua giải pháp thiết kế các vật liệu điện cực có độ đặc dụng cao, hút các ion về phía điện cực nhưng chỉ thu giữ những nguyên tố nhất định.

Phương pháp tiếp cận này có những khó khăn đặc biệt, do nồng độ lithium trong nước biển thấp, khoảng 0,2 triệu phần trăm nên bất kỳ kỹ thuật chiết xuất nào cũng phải có hiệu quả rất cao để có thể hấp thụ lithium với tốc độ hợp lý. Hơn nữa, các điện cực sử dụng ở quy mô công nghiệp phải chế tạo bằng vật liệu có tính chọn lọc và độ bền cao. Lựa chọn nguyên vật liệu hiệu quả cao để chế tạo các điện cực đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu thử nghiệm.

Phòng thí nghiệm của PGS Liu xác định, trong vòng một thập kỷ sẽ có một hệ thống mới, hoàn toàn bền vững để chiết xuất lithium.

Theo SciTechDaily
Vì sao chậm thương mại hóa 5G?

Vì sao chậm thương mại hóa 5G?

Bộ TT&TT đã cấp phép cho các doanh nghiệp (DN) thử nghiệm 5G tại 40 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Tắt sóng 2G và thương mại hóa 5G là xu hướng “không thể tránh khỏi” khi đến nay mạng 4G đã phủ sóng đến 99,8% cả nước và thử nghiệm 5G đang ngày càng mở rộng.
back to top