Chiếc móc sắt nằm trong đường tiêu hóa bé trai

Bé trai 18 tháng tuổi được bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 phối hợp Bệnh viện Chợ Rẫy nội soi lấy chiếc móc sắt ra khỏi đường tiêu hóa.

Bác sĩ Nguyễn Minh Ngọc, Trưởng Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, bệnh nhi được bệnh viện ở Đăk Lăk chuyển đến.

Trước đó bé nuốt một cọng sắt nhưng không ói, không đau bụng. Hình ảnh X-quang ghi nhận dị vật hình dáng như vật dùng để cố định trong kẹp quần áo.

Chiếc móc sắt nằm trong đường tiêu hóa của bé trai. Ảnh bệnh viện cung cấp.

Các bác sĩ nội soi, nhận định đây là trường hợp khó vì dị vật có hai cạnh sắc nhọn kích thước lớn. Khi gắp, dị vật có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa.

Tuy vậy cần phải xử lý lấy dị vật ngay trước khi nó di chuyển sâu hơn, gây biến chứng thủng ruột.

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 phối hợp đồng nghiệp Bệnh viện Chợ Rẫy nội soi, dùng các dụng cụ che chắn được cạnh sắc nhọn của móc sắt và lấy được dị vật ra ngoài mà không gây trầy xước thêm đường tiêu hóa của bé.

Trường hợp này, bác sĩ cho rằng có thể chiếc móc sắt trong kẹp quần áo bị rớt ra và bé nhặt chơi xong cho vào miệng nuốt. Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh kiểm soát các vật dụng trẻ chơi, tránh tai nạn đáng tiếc.

Theo Mỹ Lê (Vnexpress.net)

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top