Chỉ số triglyceride tăng, điều chỉnh thế nào?

Chỉ số triglyceride trung bình giao động từ 0,46 – 2,25mmol/L. Cholesterol máu cao là bệnh lý tăng thành phần mỡ gây tác hại và giảm thành phần mỡ bảo vệ cho cơ thể, đây là nguy cơ chính dẫn đến cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch…

Hỏi: Tôi mới làm xét nghiệm máu thấy chỉ số tryglyceride là 3,33mmol/L, cholesterol 5,3mmol/L, HDL-cholesterol 0,87, LDL-cholesterol 2,93… được bác sĩ cảnh báo chỉ số này tăng và không tốt cho cơ thể. Xin cho biết tôi phải điều chỉnh chỉ số này như thế nào cho hợp lý và bằng cách nào?

Nguyễn Văn Ninh (Hà Đông)

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/chi-so-tang-dieu-chinh-the-nao-300x196.jpg

Ảnh minh họa.

PGS.TS Nguyễn Nghiêm Luật, nguyên giảng viên trường Đại học Y Hà Nội: Chỉ số triglyceride cho biết mỡ máu cao. Với người thường xuyên nạp vào cơ thể lượng calo nhiều hơn khả năng tiêu thụ của cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng chỉ số triglyceride cao gây thừa cân, béo phì. Triglyceride tích tụ trong máu là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch, tiểu đường và nhiều bệnh nghiêm trọng khác.

Chỉ số triglyceride trung bình giao động từ 0,46 – 2,25mmol/L. Cholesterol máu cao là bệnh lý tăng thành phần mỡ gây tác hại và giảm thành phần mỡ bảo vệ cho cơ thể, đây là nguy cơ chính dẫn đến cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch…Chỉ số cholesterol trung bình giao động từ 2,8 – 5,2mmol/L.

Cholesterol và triglyceride được mang đi trong máu nhờ kết hợp với một chất có tên là lipoprotein là HDL và LDL. Cholesterol kết hợp với LDL (được ký hiệu là LDL-c) là dạng cholesterol khi dư thừa sẽ gây hại cho cơ thể. Chúng vận chuyển cholesterol vào trong máu, lắng đọng vào thành mạch máu và là yếu tố chủ chốt hình thành mảng xơ vữa động mạch.

Cholesterol kết hợp với HDL (được ký hiệu là HDL-c) là một dạng cholesterol có lợi cho cơ thể. HDL-c chống lại quá trình xơ mỡ động mạch bằng cách mang cholesterol dư thừa ứ đọng từ trong thành mạch máu trở về gan. Với chỉ số nêu trên, cơ chế giảm mỡ xấu của bệnh nhân kém vì vậy cần giảm ăn tinh bột, giảm ăn mỡ, không ăn phủ tạng, nên uống thêm omega-3, năng tập thể dục để loại bỏ mỡ xấu, cải thiện sức khỏe.

PV (ghi)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top