Chỉ mặt nhầm lẫn giữa sâm cau và bồng bồng

Hiện nay, nhiều người đang săn mua sâm cau về ngâm rượu. Tuy nhiên, theo chuyên gia, chỉ cần gõ từ “sâm cau” trên mạng thì có tới 80% thông tin, hình ảnh là của cây bồng bồng.
/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/chi-mat-nham-lan-giua-sam-cau-va-bong-bong1.png

Lợi dụng những khách hàng không biết, nhiều người đã giả bồng bồng là sâm cau để kiếm lời, hoặc cũng có thể là sự vô tình không biết đâu là sâm cau, đâu là bồng bồng.

Anh Nguyễn Quang Hưng (Hà Đông, Hà Nội) hý hửng được người quen tại Lai Châu mua hộ 3kg sâm cau với giá 80.000đ/kg. Ngay lập tức, anh rửa sạch, để ráo nước và mua 2 bình đẹp, cộng với 5 lít rượu về xếp từng củ sâm ngay ngắn, đẹp mắt để ngâm.

Một lần, người quen của vợ anh là một thầy thuốc Đông y đến nhà chơi và chỉ dẫn thì anh mới biết đây là rễ cây bồng bồng. Tá hỏa vì mình bị lừa, anh Hưng phải bỏ 2 lọ rượu trong lòng tiếc nuối.

Là người gắn bó với các thảo dược nhiều năm, lương y Kiều Bình Quang, Hội Đông y quận Cầu Giấy, Hà Nội cho hay: “Trong thời gian qua rất nhiều bạn bè của tôi cũng đã bị mua sâm cau giả. Khi cho tôi xem những bức ảnh sâm mua được thì toàn là rễ cây bồng bồng.

Loại rễ bồng bồng này hiện đang được bán khá nhiều tại các vùng cao như Sa Pa (lào Cai), Lai Châu. Tuy nhiên, giá của sâm cau rất đắt, khoảng 200 nghìn đồng/1kg, trong khi bồng bồng chỉ khoảng 70.000 – 80.000đ/1kg.

Sâm cau trồng ít nhất 4 năm mới cho thu hoạch, rễ nhỏ và ít. Còn bồng bồng mọc hoang nhiều, 1 – 2 năm là thu có rễ to”.

Nói về tác dụng của sâm cau, lương y Kiều Bình Quang cho hay, sâm cau có tác dụng tăng ham muốn, hỗ trợ nam giới bị liệt dương, yếu sinh lý, tinh trùng yếu, vô sinh.

Sâm cau có thể dùng bằng cách tán bột hoặc ngâm rượu.Còn cây bồng bồng có tên khoa học là Pleomele angustifolia, tên khác là cây phất dũ, cây phú quý, cây trường hoa long huyết. Là cây nhỏ cao 1 – 2m.

Củ bồng bồng thường rất nhẵn, vỏ đỏ hoặc cam, phân nhánh rất nhiều. Thể chất củ mềm, nhiều nước. Rễ cây bồng bồng có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu khiến đi tiểu tiện nhiều, giải nhiệt chữa lỵ hoàn toàn không có tác dụng tăng cường sinh lý, thậm chí còn có độc ở vỏ, nếu không biết cách loại bỏ, nên người dân cần thận trọng khi dùng.

P.Hằng

Theo Đời sống
back to top