Chỉ khi nào thực sự an toàn mới nên cho trẻ đến trường

(khoahocdoisong.vn) - Theo ông Lê Gia Tiến, Phó ban chỉ đạo, Trưởng ban chăm sóc sức khỏe, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, chỉ khi nào kiểm soát được dịch bệnh, thực sự an toàn mới nên cho trẻ đến trường.

Nghỉ học là đúng luật

Học sinh đeo khẩu trang khi đến trường. Ảnh: KH&ĐS.

Học sinh đeo khẩu trang khi đến trường. Ảnh: KH&ĐS.

Tính đến 20h45 ngày 3/2, có 52 tỉnh/thành phố đã báo cáo Bộ GD&ĐT về việc quyết định cho học sinh nghỉ học để phòng dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra.

Trong số 52 tỉnh/thành phố cho học sinh nghỉ học đến thời điểm này có 44 tỉnh cho học sinh nghỉ một tuần (từ 3-9/2) gồm: Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Hà Nội, Long An, Kiên Giang, Bình Thuận, Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Hà Giang, Hưng Yên, Lai Châu, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Hà Nam, Đồng Tháp, Hòa Bình, Ninh Bình, Tuyên Quang, An Giang, Đồng Nai (riêng thành phố Biên Hòa nghỉ 2 ngày 3, 4/2), Quảng Ngãi, Lạng Sơn, Gia Lai, Thái Bình, Bình Định, Quảng Nam (chỉ Hội An, Tam Kỳ, Điện Bàn được nghỉ), Thái Nguyên, Phú Yên, Sơn La, Phú Thọ, Bắc Ninh, Đắk Lắk, Thừa Thiên - Huế, Hải Dương, Yên Bái, Quảng Trị, Lâm Đồng, và Bắc Giang.

2 tỉnh cho học sinh nghỉ 2 ngày (3, 4/2) gồm: Hậu Giang, Cao Bằng; 4 tỉnh cho học sinh nghỉ 3 ngày (3, 4, 5/2) là Tiền Giang, Lào Cai, Ninh Thuận, Hải Phòng.

Riêng tỉnh Quảng Bình cho học sinh nghỉ đến hết ngày 11/2, tỉnh Hà Tĩnh cho học sinh nghỉ học từ 4/12 đến khi có thông báo tiếp theo.

Ngay trong tuần đầu tiên học sinh quay trở lại học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý, không ít phụ huynh đã tự xin phép cho con nghỉ học vì sợ con nhiễm bệnh.

Trong dư luận đã có luồng ý kiến cho rằng, lẽ ra Bộ GD&ĐT cần chủ động có quyết định nhanh, kịp thời cho học sinh nghỉ học, để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Ông Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh do virus corona của Bộ GD&ĐT cho biết, việc nghỉ học này là để phòng, chống dịch bệnh, chứ không phải nghỉ học bình thường nên phải thực hiện theo đúng Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Cụ thể, tại Điều 6, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm đã quy định "Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong phạm vi cả nước", "Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm" và "Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo phân cấp của Chính phủ".

Việc Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quyết định cho phép học sinh nghỉ học là phù hợp với Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm và Nghị định số 127 của Chính phủ về phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đã được cụ thể hóa tại Điều 4 của Quyết định số 2071/QĐ-BGDDT ngày 16/6/2017 Ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017-2018.

Cho nên, việc Bộ GD&ĐT xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng cho phép học sinh nghỉ học là làm theo đúng Luật.

Đối với các trường đại học, việc các trường cho phép sinh viên được lùi thời gian nhập học sau Tết là phù hợp với Luật Giáo dục đại học trong đó thể hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học.

Chỉ cho trẻ đến trường khi thực sự an toàn

Việc trẻ được nghỉ học ở nhà trong thời điểm Thủ tướng đã công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra đã phần nào đã giải tỏa được áp lực tâm lý cho cả phụ huynh và giáo viên.

Tuy nhiên, nên cho trẻ nghỉ học đến thời điểm nào cũng là mối quan tâm của không ít bậc phụ huynh. Bởi nếu trong trường hợp bệnh dịch tiếp tục diễn biến phức tạp, thì liệu có tiếp tục cho học sinh đi học hay không?

Trao đổi với KH&ĐS về vấn đề này, ông Lê Gia Tiến, Phó ban chỉ đạo, Trưởng ban chăm sóc sức khỏe Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cho biết, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học, là biện pháp rất tích cực.

Bởi vì đối với các trường đại học, cao đẳng, khi sinh viên từ quê trở về HN, TPHCM  hoặc một số thành phố lớn, nguy cơ lây nhiễm sẽ tăng lên.

Còn đối với các cấp học như mầm non, tiểu học, phổ thông… trẻ còn nhỏ hoặc ở lứa tuổi nghịch ngợm, hiếu động, sẽ khó đảm bảo các yêu cầu về an toàn phòng tránh dịch bệnh khi trẻ đến trường, tiếp xúc với nhau.

Cho nên, “Chỉ khi nào kiểm soát được dịch bệnh, thực sự an toàn mới nên cho trẻ đến trường”, ông Tiến nhấn mạnh.

Tính tới chiều 2/2, đã có hơn 60 trường đại học trên cả nước thông báo cho sinh viên nghỉ thêm 1 tuần (từ ngày 3-2 đến hết ngày 9-2) để phòng ngừa nhiễm virus corona.  Đối với các sinh viên đã mua vé tàu xe di chuyển lên trường học tập không thể đổi được vé xe, một số trường cho biết, nhà trường vẫn đón tiếp sinh viên trở lại trường bình thường.

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top