Chi cục Phòng chống thiên tai Hà Nội) Hà Nội: Chủ động triển khai các giải pháp phòng ngừa, ứng phó thiên tai

(khoahocdoisong.vn) - Mưa, lũ, thiên tai luôn diễn biến bất thường, phức tạp và khó lường. Vì vậy, nhiều giải pháp sẵn sàng ứng phó các sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã được thành phố Hà Nội chủ động triển khai.

Kiện toàn tổ chức

Thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ về công tác phòng chống thiên tai, ngày 16/11/2018, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 210/KH-UBND triển khai thực hiện với nội dung tập trung kiện toàn cơ quan chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) các cấp, các ngành; đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ; đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ; xây dựng, tu bổ, nâng cấp, nâng cao sức chống chịu của cơ sở hạ tầng PCTT, công trình liên quan đến PCTT; đồng thời, nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và cộng đồng trong PCTT.

Để nâng cao năng lực, chủ động PCTT, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tổn thất thấp nhất về người và tài sản của Nhà nước, nhân dân; tạo điều kiện phát triển bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và từng bước xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai, UBND TP Hà Nội đã thành lập Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố; UBND các địa phương thành lập Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp và được kiện toàn hàng năm để chỉ huy, điều hành công tác PCTT và TKCN trên địa bàn quản lý.

Bên cạnh đó, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN TP Hà Nội cũng được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 82/QĐ-BCH ngày 03/6/2019 của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố. Theo đó, chế độ trực ban tại Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố gồm có trực ban theo mùa PCTT từ ngày 15/5 - 31/12 và trực ban tổng hợp chung từ 1/1 - 14/5 hằng năm. Ngoài ra, tại các địa điểm Văn phòng bộ phận (Bộ Tư lệnh Thủ đô, Công an Thành phố, Lao động-Thương binh và Xã hội, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Công Thương) cũng sẽ thường trực theo quy định chuyên ngành của các đơn vị theo phạm vi công tác đã phân công (đảm bảo thời gian trực, số lượng trực đáp ứng yêu cầu công tác trực ban theo quy định chuyên ngành).

Đối với cấp huyện, cơ quan thường trực của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện là phòng Kinh tế (hoặc các phòng liên quan), làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Hầu hết các quận, huyện, thị xã sử dụng phòng Kinh tế làm trụ sở thường trực và sử dụng các thiết bị của cơ quan để tiếp nhận, tổng hợp và xử lý các thông tin về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Tính đến nay đã có 30/30 quận, huyện, thị xã đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT và TKCN.

Nhiều giải pháp ứng phó thiên tai

Hằng năm, công tác xây dựng, rà soát, cập nhật, bổ sung phương án ứng phó với các loại hình thiên tai chính được UBND TP Hà Nội đặc biệt quan tâm. Trước mùa mưa bão hằng năm, UBND TP Hà Nội, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN TP Hà Nội chỉ đạo các cấp, các ngành, đơn vị trên địa bàn rà soát, kiểm tra và xây dựng phương án đảm bảo an toàn công trình PCTT, đê điều, hồ đập; xây dựng các phương án chủ động, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí theo phương châm 4 tại chỗ để ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến kế hoạch, phương án ứng phó với mưa lớn, lốc xoáy, bão mạnh, siêu bão gây ngập úng và đổ cây khu vực nội thành, nắng nóng, hạn hán, mưa đá, rét đậm, rét hại.

Diễn tập phòng, chống giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn huyện Phú Xuyên năm 2020.

Diễn tập phòng, chống giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn huyện Phú Xuyên năm 2020.

Cùng với đó, công tác tổ chức diễn tập về PCTT và TKCN cũng thường xuyên được thành phố quan tâm, triển khai có hiệu quả tại các quận, huyện, thị xã. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các ngành thường xuyên tổ chức diễn tập, tập huấn, đào tạo nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng ứng phó với các tình huống thiên tai phù hợp với đặc thù của các sở, ngành, địa phương (diễn tập phương án cứu chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; diễn tập ứng phó sự cố hóa chất thành phố; diễn tập ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân; diễn tập phòng, chống cháy rừng; diễn tập phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai...).

Đặc biệt, công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ PCTT cũng liên tục được TP Hà Nội đẩy mạnh. Những sự cố hư hỏng trên các tuyến đê, các công trình thủy lợi, hồ đập thường xuyên được kiểm tra, phát hiện đề xuất và xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn. Thành phố cũng chú trọng đầu tư hiện đại hóa, tự động hóa hệ thống quan trắc, cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai.

Ngoài ra, UBND TP Hà Nội cũng giao Sở Khoa học và Công nghệ chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học, các giải pháp công nghệ hiệu quả trong PCTT. Tháng 12/2019, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thảm họa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội”. Kết quả nghiên cứu với các giải pháp có tính khả thi cao, giá trị khoa học và thực tiễn, đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm và năng lực cho các cấp, ngành, địa phương trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa…

Theo Đời sống
Đề xuất 2 phương án xây chung cư mini

Đề xuất 2 phương án xây chung cư mini

Bộ Xây dựng đã đề xuất 2 phương án phát triển nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ ở của hộ gia đình, cá nhân (còn gọi là chung cư mini) trong dự thảo luật Nhà ở sửa đổi trình Chính phủ
back to top