Các bác sĩ Khoa Y học hạt nhân, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hướng dẫn chế độ ăn kiêng cho bệnh nhân uống i-ốt phóng xạ:
Thức ăn không nên sử dụng trong thời kỳ ăn kiêng i-ốt
- Muối i-ốt, muối biển, thức ăn có hàm lượng muối cao, đồ uống đóng chai.
- Các loại vitamin tổng hợp có chứa i - ốt (nên đọc kỹ thành phần của thuốc).
- Sữa hoặc sản phẩm từ sữa: kem, pho mai, bơ, sữa chua, yogurt.
- Hải sản biển: cá, sushi, sò, tảo, rong biển, đồ khô, hun khói (mực, cá…).
- Các loại bánh quy, bánh gato.
- Lòng đỏ trứng, thức ăn có lòng đỏ trứng.
- Hoa quả sấy khô.
- Rau, quả đóng hộp.
- Hầu hết các loại Sô – cô – la (do có thành phần sữa).
- Nước hàng.
- Thực phẩm từ đậu nành (nước sốt, sữa, đậu).
Rau quả tốt cho người bệnh uống i - ốt phóng xạ - Ảnh minh hoạ |
Thức ăn có thể ăn trong thời kỳ ăn kiêng i- ốt
- Muối không chứa i- ốt.
- Lòng trắng trứng.
- Thịt động vật tươi.
- Bánh mỳ (không có sữa, muối i-ốt, bơ, sữa…).
- Rau, quả tươi hoặc đông lạnh.
- Nước hoa quả tươi (sinh tố).
- Sản phẩm từ ngũ cốc (gạo, lúa mì, …)
- Đào, lê, dứa đóng hộp.
- Các loại hạt (lạc, hạt điều…).
- Chè, café nguyên chất.
- Dầu thực vật, hạt tiêu đen, ớt.
- Đường, mứt, thạch, mật ong.
Lưu ý:
- Không nên ăn tại nhà hàng khi bạn không biết họ có sử dụng muối i-ốt hay không.
- Cần sự tư vấn của bác sĩ nếu dùng thuốc có chứa i-ốt trong thời kỳ ăn kiêng (ví dụ: Amiodarone, expectorant, thuốc kháng khuẩn).
- Không nên sử dụng thực phẩm chức năng (nếu không biết rõ hàm lượng i-ốt bên trong).
Nguyên tắc chung khi lựa chọn thức ăn:
- Không có muối i-ốt.
- Không sử dụng sản phẩm từ bơ, sữa.
- Không sử dụng thực phẩm từ biển.
- Không ăn đồ ăn có chất bảo quản, đóng hộp (pate, xúc xích).
- Hạn chế ăn mì, phở, bún.
- Hạn chế ăn thịt bò, gà công nghiệp.