Chất xúc tác biến chất thải nhựa thành nhiên liệu bền vững

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bách khoa Bang California đã báo cáo việc sử dụng quá trình nhiệt phân xúc tác để biến chất thải nhựa thành một nguồn nhiên liệu có giá trị.
nhua.jpg

Các nhà nghiên cứu tập trung vào việc tái chế nhựa và nâng cấp nhựa thành các sản phẩm khác hoặc chuyển nó thành dạng hơi bằng nhiệt, hơi đó gặp chất xúc tác và biến thành nhiên liệu bền vững hoặc hóa chất có giá trị khác.

Tác giả Mingheng Li cho biết, chất xúc tác rất quan trọng đối với quá trình nhiệt phân này.

Chất xúc tác được điều chế bằng cách nhúng chất nền zeolit vào dung dịch nước có chứa niken và vonfram rồi làm khô trong tủ sấy ở 500 độ C. Chất xúc tác tổng hợp được sử dụng cùng với một lò phản ứng nhiệt phân một giai đoạn được thiết kế trong phòng thí nghiệm, chạy ở nhiệt độ xác định 360°C để phân hủy hỗn hợp các túi tạp hóa bằng nhựa.

Quá trình xúc tác được sử dụng trong thí nghiệm trên chất thải nhựa cũng có thể được sử dụng để xử lý các chất thải khác, chẳng hạn như phân, chất thải rắn đô thị và dầu động cơ đã qua sử dụng, để tạo ra các sản phẩm năng lượng có thể sử dụng được.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy sản phẩm nhiệt phân rất giống với sản phẩm nhiên liệu diesel tiêu chuẩn thông qua phân tích sắc ký khí, một loại sắc ký được sử dụng trong hóa học phân tích để tách và phân tích các hợp chất có thể hóa hơi mà không bị phân hủy.

Theo Sciencedaily
back to top