Chất béo có lợi cho trẻ vị thành niên

(khoahocdoisong.vn) - Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, những trẻ bị suy dinh dưỡng khi nhỏ, đặc biệt trong 2 năm đầu sau khi sinh sẽ có nguy cơ cao trở thành những trẻ tuổi vị thành niên bị thấp còi và không có khả năng đuổi kịp phát triển so với các bạn cùng trang lứa mà không bị suy dinh dưỡng (SDD) khi nhỏ.

3 năm đầu rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sau này. Muốn trẻ khỏe, cao lớn vào thời điểm vị thành niên và sau này, theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng QG, giai đoạn này cần bổ sung đủ sắt, canxi, vitamin D, MK7, Omega 3 (DHA và EPA). Thực đơn hoàn hảo cho trẻ cần đủ trái cây, rau củ, thịt, cá, trứng, ngũ cốc, sữa. Bước vào giai đoạn vị thành niên, nhiều gia đình thúc con em ăn nhiều để lớn mau. Cũng vì ăn nhiều mà trẻ tăng cân, thậm chí thừa cân, béo phì. Vậy làm thế nào để ăn nhiều nhưng vẫn giữ được cân nặng ổn định?

Theo các chuyên gia, chất béo là nguồn cung cấp năng lượng, giúp hòa tan và hấp thu các loại vitamin tan trong dầu: Vitamin A, E, D, K. Nhu cầu chất béo hàng ngày mà trẻ vị thành niên cần là từ 40-50g, tỷ lệ cân đối giữa chất béo từ nguồn động vật và thực vật là 70% và 30%. Năng lượng do chất béo cung cấp trong khẩu phần chiếm khoảng 20-30%. Chất béo lành mạnh được chia làm 2 loại chính: Chất béo không bão hòa đơn có tác dụng giúp giảm lượng cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường... ở người dùng. Chất béo không bão hòa đơn có trong các thực phẩm như cá, thịt, rau củ, các loại đậu, dầu cải, dầu lạc, dầu vừng, bơ đậu phộng....Chất béo không bão hòa đơn sẽ tốt cho sức khỏe nếu người dùng biết cách sử dụng khoa học và hợp lý. Đối với chất béo không bão hòa đa là những chất béo lành mạnh (axit béo omega-3 và axit béo omega-6) có nhiều trong cá hồi, cá mòi, dầu cải, dầu đậu nành, các loại hạt. Chất béo không bão hòa đa giúp bảo vệ sự phát triển, di chuyển của các tế bào màng và dây thần kinh, ngăn cản hình thành cục máu đông. 

Ngoài việc lựa chọn chất béo thông minh, trẻ cần được ăn đủ 3 bữa, ăn nhiều vào trưa vì trẻ cần đủ năng lượng học tập và vui chơi. Trong khẩu phần ăn phải đảm bảo đầy đủ các chất như tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Để giúp trẻ kiểm soát tốt cân nặng, nên cho trẻ ăn nhiều chất xơ, hạn chế đồ ngọt, thức ăn nhanh vì chúng chứa rất nhiều calo và đường.

Trẻ được ăn uống đầy đủ nên được khuyến khích rèn luyện thể dục thể thao. Vào các buổi chiều sau giờ học có thể khuyến khích trẻ chơi đá cầu, bóng chuyền, bóng rổ giúp các khớp xương phát triển tốt, cơ thể linh hoạt, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp sau này.

Theo Đời sống
Táo bón khó tăng cân

Táo bón khó tăng cân

Táo bón là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em, là vấn đề gây lo lắng cho các bậc cha mẹ, là một trong những nguyên nhân làm trẻ chậm lớn. Nếu trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa và gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều trị.
Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Trẻ em Việt Nam đang tiêu thụ quá mức các thực phẩm được chế biến sẵn (chứa nhiều đường, muối và chất béo), các thực phẩm không lành mạnh bao gồm nước ngọt và thức ăn nhanh. Khẩu phần ăn không ăn đủ trái cây, rau quả có chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất, thiếu vận động… là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng.
Gan giúp sáng mắt

Gan giúp sáng mắt

(khoahocdoisong.vn) - Gan động vật rất giàu dinh dưỡng, protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên, đây là cơ quan nội tạng có nhiệm vụ chuyển hóa và giải độc cho cơ thể, nên nhiều người e ngại khi sử dụng loại thực phẩm này.
Cà chua giàu dinh dưỡng

Cà chua giàu dinh dưỡng

(khoahocdoisong.vn) - Cà chua là loại quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong 100g cà chua chứa: nước 94,78g, năng lượng 16 kcal, protein 1,16g, carbohydrate 3,18g, canxi 5 mg, chất xơ 0,9g và vô vàn vitamin.
Món ăn tốt cho gan

Món ăn tốt cho gan

(khoahocdoisong.vn) - Gan rất quan trọng, nếu không biết cách bảo vệ sẽ khiến cho chức năng gan suy giảm, một khi suy giảm sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe.
back to top