Cháo vừng đen bổ thận, trị ngũ tạng hư tổn

Theo y học cổ truyền, vừng đen vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ can thận, trị ngũ tạng hư tổn, làm tăng khí lực và làm vững gân cốt, đen râu tóc và chống lão hoá… Dân gian thường dùng cháo vừng đen để bổ thận, chữa táo bón và đau lưng.

Vừng không chỉ giầu chất béo mà có đầy đủ các chất dinh dư­ỡng khác, giàu axit amin, là một vị thuốc bồi bổ rất tốt. Trong 100g hạt vừng có 7,6g nư­ớc, 20,1g protit, 46,4g lipit, 17,6g gluxit, 3,5g xenluloza cung cấp đ­ược 586 Kcal.

Ngoài ra, trong vừng còn có một lư­ợng muối khoáng và vitamin đáng kể, nhất là canxi (trong 100g vừng có 1.200mg canxi, 379mg photpho, 10mg sắt, 0,03mg caroten, 0,30mg vitamin B1, 0,15mg vitamin B2, 4,5mg vitamin PP…).

Đặc biệt, trong vừng còn có đầy đủ các loại axit amin cần thiết cho cơ thể như lysine, methionine, phenylalanine, valine, leucine, threonine, tryptophan, isoleucine, arginine và histidine.

Theo y học cổ truyền, vừng đen vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ can thận, nhuận ngũ tạng, làm khoẻ gân cốt, đen râu tóc và chống lão hoá… được dùng để chữa nhiều bệnh.

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/chao-vung-den1.jpg

Cháo vừng đen là một món ăn bổ dưỡng tốt cho sức khoẻ.

Cháo nhân sâm + vừng đen: Nhân sâm 5 – 10g, vừng đen 15g, đường trắng lượng vừa đủ. Vừng đen sao thơm tán bột, sắc kỹ nhân sâm lấy nước bỏ bã rồi cho vừng và đường trắng vào nấu thành dạng cháo loãng, ăn trong ngày. Công dụng: Ích khí nhuận tràng, tư dưỡng can thận.

Cháo hạnh nhân + vừng đen: Hạnh nhân 60g, vừng đen 500g, đường trắng 250g, mật ong 250g. Hạnh nhân giã nát, vừng đen sao thơm tán bột, hai thứ cho vào bát, trộn với mật ong và đường trắng, đem hấp cách thủy cho chín, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh. Công dụng: Ích khí nhuận tràng.

Cháo gạo lứt + vừng đen: Gạo lứt 500g, lạc nhân 200g, vừng đen 50g, đường đỏ lượng vừa đủ. Tất cả đãi sạch, sấy khô rồi rang từng thứ cho chín thơm là được. Tiếp đó, đem giã hoặc xay thành bột, trộn đều ba thứ với nhau, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi lần lấy một lượng bột thích hợp hòa với nước sôi, quấy đều thành dạng bột đặc, chế thêm đường đỏ, dùng làm đồ điểm tâm hàng ngày. Công dụng: Kiện tỳ ích vị, nhuận tràng.

Cháo vừng đen + trứng gà: Vừng 30g, mật ong 30g, giấm ăn 30g, trứng gà 1 quả. Vừng tán mịn trộn đều với giấm, mật ong và lòng trắng trứng, nấu chín chia làm 6 phần, mỗi ngày ăn 3 phần chia 3 lần. Công dụng: bổ can thận, nhuận ngũ tạng, tán ứ chỉ thống, chuyên dùng cho người bị tăng huyết áp.

Chè vừng + mộc nhĩ: Vừng đen 15g, mộc nhĩ 60g. Mộc nhĩ một nửa sao cháy, một nửa sao khô, vừng đen sao thơm, tất cả tán vụn trộn đều, mỗi ngày lấy 6g hãm với 120ml nước sôi, uống thay trà. Công dụng: tư bổ can thận, kiện não ích trí, dùng lâu rất có lợi cho sức khoẻ  thể chất và tinh thần.

BS Khánh Xuân

(Hội Đông y Việt Nam)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top