Cháo nhục thung dung tráng dương

Nhục thung dung có vị ngọt, chua, mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ thận, kích thích sinh dục, trợ dương, ích tinh, trừ thấp, mạnh gân xương, chuyên trị bệnh liệt dương, di tinh, chân tay tê bại, suy nhược thần kinh, thận yếu, lưng gối đau mỏi.

Liều dùng trung bình hàng ngày từ 15 – 30g, để ngâm rượu hoặc tán bột làm viên hay thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác trong những phương thuốc để sắc uống.

nhục thung dung

Nhục thung dung có tác dụng trị nhiều bệnh.

Nhục thung dung (Cistanche sala (C.A.May.) G.Beck) họ lệ dương (Orobanchaceae) còn gọi tên khác là nhục dung, là loại cây sống ký sinh trên rễ những cây to trong rừng rậm vùng núi cao.

Bộ phận dùng làm thuốc của nhục thung dung là thân rễ (chủ yếu) hoặc cả cây. Các nhà y học cổ đại cho rằng, nhục thung dung có tác dụng bổ thận, chống lão hóa có thể ích tủy, dưỡng nhan sắc, kéo dài tuổi thọ, tráng dương.

Đặc biệt, có người còn coi nhục thung dung là “nhân sâm sa mạc”. Từ đó, có thể thấy tính chất bổ dưỡng của nó là rất tốt.

Trong các sách “Thánh kinh tổng lục”, “Thái bình thánh huệ phương”, “Bản thảo cương mục” và nhiều sách y học khác đều có ghi chép cụ thể việc uống nhục thung dung để bổ ích ngũ tạng, trị liệu các chứng thận dương bất túc, hạ nguyên hư lạnh, liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, di niệu.

Ngoài ra, nhục thung dung còn có tác dụng trị liệu rất tốt đối với những người mắc chứng táo bón mãn tính. Trong cuốn “Dược tính luận” chép: “bổ tinh bại, sắc mặt đen, bị lao tổn: thung dung 150g, thịt dê, cho thêm ngũ vị nấu cháo với gạo ăn vào lúc bụng đói”.

Theo những nghiên cứu của khoa học hiện đại, nhục thung dung có những thành phần như liệt dương tố, bazơ sinh vật, men, đường, mỡ… có tác dụng bổ ích nhất định. Cận đại có người báo cáo nhục thung dung là vị thuốc ôn bổ, nhuận thân thể, người già dương khí bất túc ăn lâu ngày có tác dụng ích thọ.

Nhục thung dung nấu cùng với thịt dê, gạo tẻ, hành, gừng thì càng tăng cường tác dụng ổn bổ ích khí.

 Cháo: Dùng nhục thung dung từ 11g đến 22g, thịt dê 75g, gạo tẻ 75g. Nhục thung dung rửa sạch cho vào nồi đất nấu nhừ, lấy nước nầu cháo với thịt dê và gạo tẻ.

Sau khi nấu sôi thì cho thêm muối, gừng tươi, hành trắng mỗi thứ một ít vừa đủ. Ăn nóng vào buổi sáng và tối khi bụng đói, có công năng ích gan thận, bổ tinh huyết, kiện tỳ vị, nhuận tràng, thông tiện.

Rượu: Nhục thung dung 15g; dương vật chó hay dê 1 bộ; đỗ trọng, ba kích, phá cố chỉ, kỷ tử mỗi thứ 10g. Tất cả thái nhỏ, ngâm với 1 lít rượu, để càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30ml trước mỗi bữa ăn.

Thuốc hoàn: Nhục thung dung 15g; sà xàng, đỗ trọng, thỏ ty tử, ba kích, phòng phong, mỗi thứ 10g; phụ tử chế, ngũ vị tử, viễn chí, mỗi thứ 5g. Tất cả phơi khô, tán thành bột, luyện với mật ong, làm viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống 20g, với nước pha ít muối, chia làm 2 lần.

Phương bổ: Nhục thung dung 15g; thỏ ty tử 10g; thạch xương bồ, phục linh, sơn thù du, mỗi thứ 8g. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml, uống 2 lần trong ngày.

Rượu chim sẻ nhục dung: Nhục thung dung 20g, chim sẻ 3 con, thỏ ty tử 15g. Làm thịt chim, bỏ nội tạng, thái miếng; nhục thung dung thái mỏng; thỏ ty tử giã giập. Tất cả ngâm với rượu trong 15 – 30 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30ml.

Rượu nhục dung dương hoắc: Nhục thung dung 50g, dâm dương hoắc 100g, rượu 1 lít. Hai dược liệu thái nhỏ, ngâm với rượu trong 15 – 30 ngày, càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần một chén nhỏ chừng 25 – 30ml.

Lưu ý: Những người bị tiêu chảy, cơ năng sinh dục phát triển mạnh kỵ dùng.

BS Hoàng Xuân Đại

(Nguyên chuyên gia Bộ Y tế)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top