Chào KH&ĐS, chào 13 năm đổi mới!

(khoahocdoisong.vn) - Với tôi báo chí luôn là điều gì đó đặc biệt, tôi đọc rất nhiều thể loại và nhiều tờ báo khác nhau. Nhưng ấn tượng về báo KH&ĐS sau 13 năm đổi mới là những ấn tượng đẹp, đáng nhớ và sâu sắc.
Chuyến ngoại khóa thực địa Đồng Nai của tác giả (thứ 2 từ phải sang) với tập thể giáo viên ĐH Tài Nguyên Môi trường.

Chuyến ngoại khóa thực địa Đồng Nai của tác giả (thứ 2 từ phải sang) với tập thể giáo viên ĐH Tài Nguyên Môi trường.

Nhân kỉ niệm 60 năm ngày tờ báo ra số đầu tiên 30/9/1959 – 30/9/2019, tôi cũng muốn chia sẻ những điều mình cảm thấy “ưng bụng” từ khi KH&ĐS đổi mới.

Giá trị trong lòng độc giả

Tôi nhớ cách đây 13 năm, cũng vào những ngày hè với nắng chói chang Báo KH&ĐS thông báo ra mắt bộ mới. Trong đó ấn tượng mạnh nhất chính là tiêu chí đổi mới nội dung gắn trực tiếp với đời sống của bạn đọc, thay đổi toàn bộ nội dung theo hướng phục vụ lợi ích trực tiếp cho đời sống của mỗi độc giả. Tôi còn nhớ như in thông báo: “Từ 1/5, báo Khoa học và đời sống sẽ đưa ra thị trường 3 ấn phẩm: Báo Khoa học và Đời sống, Phụ san Khoa học và đời sống, Chuyên đề Dân tộc Thiểu số và Miền núi”

Tìm hiểu xa hơn, tôi được biết tiền thân của Báo KH&ĐS là báo Khoa học thường thức - tờ báo phổ biến kiến thức khoa học đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, tự do. Đến 1977 thì báo chính thức đổi tên thành Khoa học và Đời sống. Từ chỗ chỉ có một ấn phẩm duy nhất với 6 - 8 trang khổ A3, in đen trắng, 2 kỳ/tháng,  KH&ĐS đã có 3 ấn phẩm ra đều kỳ: Báo chính khổ A3, 2 kỳ/tuần; chuyên đề Dân tộc thiểu số và miền núi khổ A4, 1 kỳ/tuần và phụ san khổ A5, 2 kỳ/tháng. Đặc biệt chuyên đề Dân tộc thiểu số và miền núi được Nhà nước đặt hàng, được bạn đọc tín nhiệm, yêu mến.

Tôi còn nhớ năm 2004 lúc đó tôi vẫn đang là sinh viên đại học, cũng tập tành viết cho Báo KH&ĐS. Mặc dù chỉ được đăng mấy bài nho nhỏ nhưng vẫn rất vui, cái chính không ở bao nhiêu nhuận bút kiếm được mà là kiến thức của mình được lan tỏa đến người đọc. Cái hay của báo KH&ĐS nằm ở số lượng độc giả gồm nông dân, công nhân, nhà khoa học, học sinh - sinh viên… có đủ cả. Dù báo KH&ĐS trải qua nhiều thay đổi về nhân sự, nhưng việc trung thành với tôn chỉ mục đích của mình là phổ biến kiến thức, nâng cao dân trí, và đặc biệt không có biểu hiện thương mại hoá là thước đo về giá trị trong lòng độc giả.

Người ta vẫn thường nói báo chí có chuyện “bút thẳng, bút cong” nhưng tôi chỉ thấy ở KH&ĐS là những bài viết rất đời, rất người, rất hữu ích với cuộc sống. 

Tờ báo có định hướng đúng

13 năm đổi mới để thích ứng với những thay đổi của thời cuộc, cũng chính là làm mới chính mình, khẳng định vị thế của báo KH&ĐS. Đó không đơn thuần là ba ấn phẩm báo chí, mà còn là những giá trị nhân văn, cao quý để xứng đáng với cái tâm và cái tầm của tờ báo lâu đời nhất Việt Nam.

Cái quý của Báo KH&ĐS chính là đặt giá trị thực tiễn vì độc giả là trên hết, thế mới có chuyện KH&ĐS tiến thêm một bước mới là cải tiến toàn diện các trang mục, tăng lên thành 20 trang mà giá thành vẫn không thay đổi. Cải thiện từ số lượng trang báo đến cải thiện toàn diện lượng thông tin cung cấp cho độc giả trên các lĩnh vực Công nghệ thông tin - Viễn thông, Giáo dục và Đời sống gia đình.

Đọc báo là phải biết chọn lọc và phân định đúng sai, nhưng cái chính là tờ báo đó có định hướng đúng, có một tâm thế sáng rọi. Báo KH&ĐS được kính nể vì có đội ngũ cộng tác viên là các chuyên gia khoa học hàng đầu của Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực Khoa học & Công nghệ nên thông tin trên báo có độ tin cậy cao. Những thông tin nhanh nhạy về tiến bộ khoa học của thế giới và Việt Nam, phổ biến kiến thức khoa học, hướng dẫn kỹ năng sống khoa học, tư vấn về dinh dưỡng, sức khỏe, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ cuộc sống... là đặc thù và cũng là thế mạnh của Khoa học & Đời sống.

Tôi còn trẻ, tuổi đời chỉ bằng hơn nửa số tuổi của quý báo nên trải nghiệm của tôi đôi khi chỉ là một góc nhỏ thôi. Với tôi thời đại mình đang sống là thế giới phẳng, những biến đổi diễn ra chóng mặt nên việc đổi mới là tất nhiên. Báo KH&ĐS đã và đang đi đúng với tiêu chí của mình, có nét đặc trưng riêng và hãy giữ gìn những điều đó.

Độc giả chúng tôi trân quý những giá trị thông tin mà báo KH&ĐS gửi gắm.

(Bài đạt giải 3 cuộc thi: Độc giả với Báo Khoa học & Đời sống)

Theo Đời sống
Tại sao không đánh thuế vàng?

Tại sao không đánh thuế vàng?

Các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải đánh thuế vàng. Nhiều người mua vàng đầu cơ, mua bán nhằm sinh lời, khi đã kinh doanh cần phải chịu một số sắc thái thuế cho hoạt động đầu tư giống bất động sản, chứng khoán.
back to top