Chân dung bà Nguyễn Thị Loan – Chủ tịch HĐQT Vimedimex vừa bị bắt

Bà Nguyễn Thị Loan – đồng Chủ tịch HĐQT Vimedimex và Chứng khoán Hoà Bình vừa bị cơ quan công an bắt, từ lâu đã xây dựng cho mình một hệ sinh thái trong lĩnh vực y dược, bất động sản. Phương thức nhóm này thường sử dụng là hợp tác doanh nghiệp nhà nước lấy “đất vàng”, hoặc tham gia các thương vụ đấu giá quyền sử dụng đất.

Bà Nguyễn Thị Loan, đồng Chủ tịch HĐQT của Vimedimex và Chứng khoán Hoà Bình.

Bà Nguyễn Thị Loan, sinh ngày 21/6/1970 tại Thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Bà là tiến sỹ kinh tế, nổi tiếng với vai trò Chủ tịch HĐQT Vimedimex, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Hòa Bình (HBS), đồng thời xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp bất động sản với thương hiệu Vimefulland sở hữu quỹ đất “khủng”.

Lịch sử của vị nữ tướng này đi lên từ nhân viên kế toán, khi giai đoạn 1991-1994 bà Loan lần lượt làm kế toán viên, kế toán trưởng cho Công ty TNHH Thịnh Phát.

Bước sang năm 1995, bà chuyển sang làm lĩnh vực ngân hàng khi đảm nhận vị trí chuyên viên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV). Sau đó liên tiếp được thăng chức Phó trưởng phòng Quản lý rủi ro, Trưởng phòng Quản lý rủi ro của Ngân hàng này.

Từ năm 2008 đến nay bà Loan giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Hoà Bình (HBS).

Từ tháng 4/2009 bà giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vimedimex. Sau đó từ năm 2012 đến nay bà nắm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Vimedimex.

Vimedimex tiền thân là doanh nghiệp nhà nước được Bộ Y tế ban hành quyết định thành lập năm 1984 có tên gọi Công ty Xuất nhập khẩu y tế với chức năng xuất khẩu dược phẩm, thiết bị y tế đầu tiên của Bộ Y tế.

Đến năm 1993, đổi tên thành Công ty Xuất nhập khẩu y tế II TP HCM (gọi tắt là Vimedimex II).

Năm 2006, chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần với tên gọi chính thức là Công ty CP Y dược phẩm Vimedimex như ngày nay, với vốn điều lệ 25 tỷ đồng. Trong đó, cổ phần của cổ đông Nhà nước chiếm 51%.

Từ tháng 7/2008, tỷ lệ sở hữu nhà nước trong Vimedimex bắt đầu bị pha loãng, sau nhiều lần tăng vốn, đến nay nhóm cổ đông liên quan đến bà Loan đã nắm số lượng cổ phần chi phối.

Tìm hiểu của phóng viên cho thấy, tới thời điểm tháng 6/2021, Tổng Công ty Dược Việt Nam chỉ còn sở hữu 10,23% cổ phần tại Vimedimex. Trong khi đó, nhóm cổ đông liên quan đến bà Loan nắm tối thiểu 52,73% cổ phần.

Cụ thể, bao gồm: Công ty CP Dược phẩm Vimedimex 2 là cổ đông lớn nhất nắm giữ 45,34% cổ phần do bà Loan là Chủ tịch HĐQT, và con trai bà Loan là ông Lê Xuân Tùng nắm giữ 7,39% cổ phần.

Không chỉ hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm, y tế, Vimedimex còn có hệ sinh thái gồm nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, sở hữu nhiều dự án lớn trên địa bàn Hà Nội.

Một trong những doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái này là Công ty CP Phát triển nhà ở Bắc Từ Liêm. Doanh nghiệp này đã trúng đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư các ô đất thuộc dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất phía Đông Nam thôn Cổ Dương xã Tiên Dương, Đông Anh.

Chính trong thương vụ đấu giá đất này bà Loan đã “nhúng tay” vào và đã bị cơ quan công an TP Hà Nội khởi tố, bắt tạm giam.

dgdcd.jpg
Bà Loan đã "nhúng tay" vào thương vụ đấu giá đất tại Đông Anh.

Cụ thể, ngày 9/11, Công an TP Hà Nội cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Loan để làm rõ hành vi “vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản”.

Ngoài bà Loan, Công an Hà Nội cũng khởi tố, bắt tạm giam Vương Thị Thu Thủy, cán bộ Ban quản lý dự án huyện Đông Anh; Nguyễn Thị Diệu Linh, Tổng giám đốc Công ty CP thẩm định giá và đầu tư Hà Nội; Nguyễn Đức Phương và Nguyễn Ngọc Thắng cùng là thẩm định viên của Công ty CP thẩm định giá và đầu tư Hà Nội cùng 3 bị can khác thuộc các công ty kinh doanh bất động sản về cùng hành vi trên.

Theo kết quả điều tra ban đầu, khoảng tháng 8/2020, Ban quản lý dự án huyện Đông Anh (Hà Nội) tổ chức đấu giá khu đất rộng 5ha ở xã Cổ Dương.

Khu đất này được Công ty CP thẩm định giá và đầu tư Hà Nội xác định khu đất này có giá trị bán đấu giá khoảng 500 tỷ đồng.

Tuy nhiên bị can Loan đã thông đồng với cán bộ của Ban quản lý cùng với các bị can thuộc công ty thẩm định giá can thiệp để điều chỉnh trị giá khu đất xuống thấp hơn giá trị thực.

Cụ thể, các bị can đã lập khống 12 phiếu khảo sát để đưa vào hồ sơ thẩm định giá và hạ giá trị khu đất xuống còn 300 tỷ đồng.

Sau đó, hội đồng thẩm định giá đất đã duyệt mức giá sàn là hơn 18 triệu đồng/m2 để tổ chức đấu giá khu đất trên.

Bà Loan đã lập nhiều công ty cùng tham gia đấu giá khu đất này, sau đó một công ty do bà Loan nắm quyền chi phối đã trúng đấu giá khu đất với mức hơn 20 triệu đồng/m2.

Chỉ 1 tháng sau khi được bàn giao đất, bà Loan đã bán với khu đất trên với giá từ 80 triệu đến hàng trăm triệu đồng/m2 tùy vị trí.

Cơ quan điều tra xác định hành vi của các bị can đã gây thiệt hại tài sản nhà nước khoảng 200 tỷ đồng.

Không chỉ có vậy, vừa qua Vimedimex cũng dính lùm xùm vụ nhập khẩu Vaccine Covid-19.

Theo Đời sống
Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. (Ảnh minh hoạ).

Hà Nội và TPHCM có không quá 5 phó chủ tịch UBND

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký xác thực Văn bản hợp nhất ban hành Nghị định quy định số lượng phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND.
back to top