Chăm sóc sức khỏe cho F0, F1 tại nhà

(khoahocdoisong.vn) - F0, F1 được điều trị tại nhà do cơ quan y tế có thẩm quyền quyết định dựa trên các tiêu chuẩn hiện hành của Bộ Y tế và điều kiện sức khỏe của từng cá nhân. Nếu được cách ly ở nhà, trong ăn uống, sinh hoạt, tập luyện cần chú ý một số điều.

Dinh dưỡng

Các món ăn cần phải đảm bảo đủ dinh dưỡng, sạch sẽ, dễ tiêu hóa, có nhiều vitamin và khoáng chất. Người bệnh có thể có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng, mất vị giác, mất khứu giác có thể nấu dưới dạng lỏng, mềm như cháo hay súp, các món hầm để việc ăn dễ dàng hơn.

Ăn đầy đủ, chừng mực nhưng cũng không nên ăn quá nhiều, kết hợp vận động, tập luyện để nâng cao sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Ăn đầy đủ, chừng mực nhưng cũng không nên ăn quá nhiều, kết hợp vận động, tập luyện để nâng cao sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Ăn đa dạng các món ăn với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm là bột đường (từ ngũ cốc), nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ…), nhóm chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật), nhóm vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, quả…).

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp cơ thể có năng lượng để hoạt động và mau hồi phục. Cần ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn đồ sống để ngăn ngừa bị nhiễm thêm các bệnh khác cho đường tiêu hóa trong giai đoạn này.

Nhu cầu dinh dưỡng cụ thể trên từng người bệnh ảnh hưởng Covid-19 là khác nhau do đặc điểm về tuổi tác, bệnh lý, tình trạng dinh dưỡng… Một số bệnh lý như tăng huyết áp, suy thận, gan mật, đái tháo đường cần có chế độ ăn phù hợp với bệnh lý.

Cần uống đủ nước (2 - 3 lít/ngày tùy theo cân nặng), chia làm nhiều lần trong ngày để cung cấp độ ẩm cho hệ hô hấp. Có thể uống nước lọc hoặc nước cam, sữa tươi, trà... Ăn uống đủ nhưng không nên quá nhiều. Ăn uống phù hợp không những cải thiện sức khỏe mà còn làm tâm trạng vui vẻ hơn.

Ngủ

Cần ngủ đủ giấc, đều đặn. Nên ngủ trước 11h đêm, không nên thức khuya chơi game hay đọc báo, chơi điện thoại. Khi thấy mệt và buồn ngủ, nên ngủ nhiều hơn. Cần lên lịch cho mình trong ngày những khung thời gian nào làm việc nào, nên cố gắng tuân thủ theo như giờ ăn, giờ đi ngủ, giờ uống trà, giờ đọc sách, giờ xem phim, tập thể thao…

Vận động cơ thể

Cố gắng vận động dù không gian hẹp. Có thể tập các động tác tại chỗ đơn giản, hoặc tập thiền, tập hít thở, thư giãn. Vận động cơ thể giúp tiết ra endorphin là chất giúp tâm trạng bình ổn, tăng cường miễn dịch, chuyển hóa, giảm đau.

Ăn đầy đủ, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều, kết hợp vận động, tập luyện để nâng cao sức khỏe.

Về nước uống, cần uống đủ nước (2 - 3 lít/ngày tùy theo cân nặng), chia làm nhiều lần trong ngày để cung cấp độ ẩm cho hệ hô hấp.

Về nước uống, cần uống đủ nước (2 - 3 lít/ngày tùy theo cân nặng), chia làm nhiều lần trong ngày để cung cấp độ ẩm cho hệ hô hấp.

Chăm sóc tinh thần

Trong khi dịch bệnh lan tràn khắp nơi, cảm thấy căng thẳng, hồi hộp, đau buồn, lo âu cũng là điều tự nhiên. Người bệnh ảnh hưởng Covid-19 còn có thể cảm thấy nhiều hơn thế: lo sợ, giận dữ, buồn bã, lo âu, tê liệt cảm xúc, nản lòng…

Sự căng thẳng và một số thay đổi thể chất do Covid-19 có thể làm trầm trọng thêm các bệnh mạn tính sẵn có, các bệnh tâm thần, gây khó ngủ, đau đầu…

Do vậy, chúng ta cần làm chủ tinh thần của mình, giữ được sự bình tĩnh. Không nên tìm cách cải thiện tâm trạng bằng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích bởi chỉ giúp giải tỏa nhất thời nhưng về sau kết quả sẽ tệ hơn.

Nên thực hiện hay học thêm kiến thức, hay kỹ năng, thái độ trong cuộc sống để hỗ trợ nghề nghiệp mà ngày thường vì công việc, vì mưu sinh không thể thực hiện. Hãy biến thời gian ở nhà trở nên có ý nghĩa hơn.

Nên tạm dừng xem, đọc, nghe tin tức về chết chóc trong đại dịch vì làm thêm lo lắng buồn phiền.

Nên biết thêm, cập nhật  thông tin của cơ quan y tế trong việc phòng ngừa, điều tri từng giai đoạn để hợp tác tốt. Giới hạn thời gian tiếp xúc với mạng xã hội.

Hãy kết nối, trò chuyện với người khác, người bạn tin tưởng và có thể sẻ chia và thông cảm. Nếu cảm thấy mình có vấn đề về tâm lý hãy tìm sự hỗ trợ từ xa với các bác sĩ tâm lý.

Bài tập luyện giảm căng thẳng

Như thực hiện thư giãn của Yoga - Khí công.

Bước 1: Ức chế ngũ quan (nằm che mắt, nơi yên tĩnh, quần áo thoáng…).

Bước 2: Tự nhủ cho cơ mềm ra, giãn ra; từng nhóm cơ, từ trên mặt xuống dần đến ngón chân, một cách từ từ chắc chắn. Toàn thân nặng xuống ấm lên. Ta có thể tự kỷ ám thị để giúp thêm cho sự thư giãn: “tay chân tôi nặng và ấm, toàn thân nặng và ấm”.

Bước 3: Tập trung ý chí theo dõi hơi thở ra vào qua mũi 10 lần; thở thật êm, nhẹ, đều, nông. Hãy tập trung ý nghĩ vào mục tiêu theo dõi hơi thở, thở cho đều, hít vào thở ra, nghỉ, hít vào, thở ra, nghỉ... giúp việc tập trung ý nghĩ càng ngày càng mạnh lên. Có thể đi vào giấc ngủ.

Kỹ thuật thở sâu đơn giản

Giữ tư thế thoải mái. Nằm ngửa trên giường hoặc trên sàn với một chiếc gối kê dưới đầu và đầu gối. Hoặc bạn có thể ngồi trên ghế với vai, đầu và cổ được tựa vào lưng ghế. Mắt nhắm lại.

Tập trung cảm nhận vào hơi thở cũng là cách nhắc chúng ta cuộc sống vẫn đang tiếp diễn.

Tập trung cảm nhận vào hơi thở cũng là cách nhắc chúng ta cuộc sống vẫn đang tiếp diễn.

Các cơ thư giãn, thả lỏng. Tập trung vào hơi thở. Hít vào bằng mũi, hít sâu một cách chậm rãi, nghĩ đến sự bình yên và tĩnh lặng. Cảm nhận ngực và bụng căng lên khi hít vào. Thở ra bằng mũi và tưởng tượng sự căng thẳng bị cuốn đi theo từng hơi thở, cảm nhận ngực và bụng xẹp xuống.

Có thể dao động khi hít vào cố gắng hít thêm để tăng sức thở góp phần trao đổi chất trong phổ diễn ra 1 cách trọn vẹn. Thực hiện trọng vòng 20 - 30 phút. Ngày tập 2 - 3 lần.

Tập trung cảm nhận vào hơi thở cũng là cách nhắc chúng ta cuộc sống vẫn đang tiếp diễn.

BSCKII Huỳnh Tấn Vũ (Trưởng Đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - Cơ sở 3)

Theo Đời sống
back to top