Chăm sóc người cao tuổi vượt qua dịch Covid-19

(khoahocdoisong.vn) - Bệnh nhân mắc bệnh mạn tính và người cao tuổi cần được chăm sóc thích hợp, giúp giảm nguy cơ mắc Covid-19 nghiêm trọng. Bao gồm, nghỉ ngơi, đảm bảo người bệnh cũng như người cao tuổi uống nhiều nước, chế độ dinh dưỡng đa dạng. 

Người bệnh mạn tính dễ tiến triển suy hô hấp

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong mùa dịch này, nhóm bệnh nhân đang gia tăng tính dễ bị tổn thương đối với Covid-19, nhiễm trùng và khả năng xảy ra các kết quả tồi tệ hơn, kể cả ở những người trẻ tuổi. Người cao tuổi và những người mắc các bệnh mạn tính có nguy cơ bị các biến chứng nghiêm trọng cao gấp đôi nếu họ bị nhiễm Covid-19.

Bệnh nhân cao tuổi, mạn tính cần được chăm sóc dinh dưỡng phù hợp để tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc Covid-19. (Ảnh tư liệu: An Quý)

Bệnh nhân cao tuổi, mạn tính cần được chăm sóc dinh dưỡng phù hợp để tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc Covid-19. (Ảnh tư liệu: An Quý)

Theo tuổi tác, hệ thống miễn dịch của mọi người trở nên kém hiệu quả hơn trong việc chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Bên cạnh đó, mắc các bệnh mạn tính có thể khiến cơ thể khó đối phó và hồi phục bệnh tật vì đã phải chịu nhiều áp lực và tổn thương.

Những người mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), ung thư, bệnh thận hoặc huyết áp cao… được xem có nguy cơ biến chứng cao đặc biệt bệnh suy đường hô hấp tiến triển.

Vì vậy, BS Lê Bình Khang, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM nhấn mạnh, chế độ ăn uống luôn đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, nhất là ở nhóm người cao tuổi và bệnh mạn tính.  

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, nâng đỡ hệ miễn dịch cho người cao tuổi và bệnh mạn tính. (Nguồn: internet)

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, nâng đỡ hệ miễn dịch cho người cao tuổi và bệnh mạn tính. (Nguồn: internet)

Dinh dưỡng hợp lý và uống đủ nước rất quan trọng. Những người ăn một chế độ ăn uống cân bằng có xu hướng khỏe mạnh hơn với hệ thống miễn dịch mạnh khỏe hơn.

Chú trọng thực phẩm tươi sống 

Theo BS Lê Bình Khang, các bà nội trợ cần đảm bảo bổ sung vitamin và khoáng chất (như kẽm và vitamin C) vào chế độ ăn uống để giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nguyên tắc chung là tăng cường trái cây và rau là chủ đạo, hạn chế bánh ngọt, giảm ăn muối.  

Nên ăn nhiều loại thực phẩm tươi sống và chưa qua chế biến mỗi ngày để có đủ vitamin, khoáng chất, chất xơ, protein và chất chống oxy hóa. 2 nguyên tắc nữa cần nhớ là uống đủ nước và tránh đường, chất béo và muối để giảm đáng kể nguy cơ thừa cân, béo phì, bệnh tim, đột quỵ, đái tháo đường và một số loại ung thư.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết thêm, ăn trái cây, rau, các loại đậu (ví dụ như đậu lăng...), các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt (ví dụ như ngô chưa chế biến, kê, yến mạch, lúa mỳ, gạo lứt hoặc các loại củ hoặc củ giàu tinh bột như khoai tây, khoai lang, khoai môn hoặc sắn) và thực phẩm từ động vật (ví dụ như thịt, cá, trứng và sữa).

BS Lâm Vạn Phong, Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM hướng dẫn, mỗi ngày nên ăn 2 chén trái cây (4 phần ăn), 2,5 chén rau (5 phần ăn), 180g ngũ cốc và 160g thịt và đậu, có thể ăn thịt đỏ 1 - 2 lần mỗi tuần và thịt gia cầm 2 - 3 lần mỗi tuần. Đối với bữa ăn nhẹ, hãy chọn rau sống và trái cây tươi hơn là thực phẩm có nhiều đường, chất béo hoặc muối.

Bên cạnh đó, không nấu quá chín rau hoặc chế biến trái cây vì có thể làm mất các vitamin quan trọng. Khi sử dụng rau và trái cây đóng hộp hoặc sấy khô, hãy chọn những loại không thêm muối hoặc đường.

Nước rất cần thiết cho sự sống. Nó vận chuyển các chất dinh dưỡng và hợp chất trong máu, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của bạn, loại bỏ chất thải, bôi trơn và đệm các khớp.

Nước là lựa chọn tốt nhất, nhưng bạn cũng có thể tiêu thụ các loại đồ uống khác, trái cây và rau quả có chứa nước, ví dụ như nước chanh (pha loãng trong nước và không đường), trà và cà phê.

Nhưng hãy lưu ý không tiêu thụ quá nhiều caffeine cũng như tránh nước trái cây quá ngọt, xirô, nước trái cây cô đặc, đồ uống có gas vì tất cả chúng đều chứa rất nhiều đường.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top