Chăm sóc đôi chân khỏe mạnh

(khoahocdoisong.vn) - Nhiều người chỉ quan tâm chăm sóc da mặt, dưỡng da toàn thân mà quên mất đôi chân. Việc chăm sóc bàn chân rất quan trọng bởi nó không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn tác động tới sức khỏe chung của cơ thể. 

 Làm thế nào để giữ cho đôi chân mịn màng và mềm mại?

Theo khuyến cáo của chuyên gia da liễu và thẩm mỹ, để giữ cho đôi chân mịn màng và mềm mại hãy tẩy tế bào chết thật nhẹ nhàng bằng đá bọt hoặc ván nhám 1 - 2 lần/tuần. Dưỡng ẩm sau khi tắm và trước khi đi ngủ bằng các sản phẩm chất lượng và rõ nguồn gốc.

Để giữ cho đôi chân mịn màng và mềm mại hãy tẩy tế bào chết thật nhẹ nhàng bằng đá bọt hoặc ván nhám, tần suất 1 - 2 lần/tuần. (Ảnh minh họa)

Để giữ cho đôi chân mịn màng và mềm mại hãy tẩy tế bào chết thật nhẹ nhàng bằng đá bọt hoặc ván nhám, tần suất 1 - 2 lần/tuần. (Ảnh minh họa)

Giữ móng có hình dạng tốt

Nên cắt tỉa gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ và tiếp xúc thường xuyên với không khí tự nhiên. Nên chăm sóc móng từ 3 - 5 tuần một lần. Không cắt các góc móng quá ngắn nếu không có thể dẫn đến tình trạng móng mọc ngược.

Hạn chế đi giày chật, đi giầy cao gót, sơn móng chân trong thời gian dài.

 Làm gì khi móng mọc ngược?

Móng mọc ngược là do cắt góc móng quá sâu hoặc đi giày quá chật đặc biệt bó ép phần đầu các ngón chân. Hãy ngâm chân trong nước ấm khoảng 10 phút, 1 - 2 lần một ngày; nhét một miếng bông gòn rất nhỏ dưới góc móng để nâng cao móng khỏi phần thịt trong trường hợp có để phần tự do của móng, móng sẽ phát triển dài ra trên miếng bông gòn đệm này theo thời gian.

Khi phồng rộp chân xử lý thế nào?

Không làm vỡ tróc lớp da nông bao phủ trên bề mặt vết phồng. Nếu cảm thấy đau và đỏ xung quanh là thương tổn còn đang phát triển thì nên giữ cho vùng da sạch bằng cách rửa bằng nước và xà phòng, hoặc dầu khoáng và băng lại, có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh.

Điều trị vết chai chân?

Theo khuyến cáo, các nốt sần và vết chai phát triển như một lớp bảo vệ da khỏi áp lực và sự cọ xát lặp đi lặp lại. Đầu tiên, hãy chấm dứt những chấn thương lặp đi lặp lại và giảm bớt áp lực tỳ đè trên vùng này.

Chà rửa nhẹ nhàng hàng ngày dưới vòi sen bằng đá bọt hoặc dụng cụ giũa; thuốc axit salicylic không kê đơn giúp tăng tốc độ tẩy da chết; dùng các thiết bị đệm.

Nếu chai xuất hiện trên bắp có thể là do bất thường ở xương, hãy đi khám và nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Làm gì khi bị nấm chân?

Trong 30 ngày, sau khi tắm hãy thoa kem chống nấm không kê chứa terbinafine, ketoconazole, itaconazole... Bôi thuốc lên đầu ngón, kẽ chân trên và dưới.

Tránh đi chân trần trong những không gian ẩm ướt công cộng như phòng thay đồ, hồ bơi... Lau khô hoặc dùng máy sấy khô bàn chân và các khe ngón sau khi tắm, hay sau khi tiếp xúc với nước.

Một số tuyệt chiêu chăm sóc bàn chân ngày hè

1. Ngăn ngừa mùi hôi chân

Hãy dành 15 - 20 phút mỗi ngày để ngâm chân, massage chân thư giãn. Pha một lít nước ấm với một cốc giấm trắng, hay 2 thìa muối, sau đó ngâm chân trong 10 phút; rồi rửa sạch, và dùng những viên đá cuội to, nhẵn để massage dọc mu và lòng bàn chân hay chà hai chân và các ngón chân vào nhau để tẩy tế bào chết nhẹ nhàng và giúp lưu thông các huyết quản, thanh lọc độc tố.

2. Đắp mặt nạ cho chân

Mặt nạ dưỡng chân với các thành phần của vitamin như mật ong, sữa tươi, chuối, dưa chuột... không chỉ giữ ẩm mà còn giúp thanh lọc tế bào chết, làm sạch và sáng da. Thoa một lớp mật ong lên da chân, để khoảng 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm, thực hiện với tần suất 1 lần mỗi tuần.

Đôi bàn chân di chuyển, vận động rất nhiều vì thế hãy dành 15 - 20 phút mỗi ngày để ngâm chân, massage chân thư giãn. (Nguồn internet)

Đôi bàn chân di chuyển, vận động rất nhiều vì thế hãy dành 15 - 20 phút mỗi ngày để ngâm chân, massage chân thư giãn. (Nguồn internet)

3. Chăm sóc móng

Có thể dùng chanh, kem đánh răng hoặc hỗn hợp bột baking soda với nước chà lên móng rồi rửa lại bằng nước ấm.

Theo khuyến cáo, mỗi năm hãy tạm dừng sơn móng trong khoảng 1 tháng mỗi đợt, trong 4 đợt, để giúp móng trở nên chắc khỏe và mịn màng hơn.

4. Hãy để đôi chân của bạn thở

Tránh những đôi giày mũi nhọn, hẹp, bọc kín; hạn chế tần suất đi giày cao gót; mang giày hở ngón, dép xăng-đan và dép xỏ ngón bất cứ khi nào có thể.

TS.BS Lê Thái Vân Thanh (Trưởng khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top