Chạm ngón chân phát hiện bệnh tim?

(khoahocdoisong.vn) - Những người không đủ dẻo dai để chạm được vào đầu ngón chân nên lo lắng nhiều hơn cho trái tim của mình vì khả năng co giãn động mạch kém, dễ bị cứng...

Hỏi: Tôi nghe có người mách có thể tự khám bệnh tim mạch bằng cách thử ngồi rồi chạm tay vào ngón chân nhưng chưa biết chính xác cách làm và kết quả thử này có đúng không? Đề nghị KH&ĐS hướng dẫn.

Nguyễn Văn Khang (Hà Nội)

GS.TS Lê Ngọc Thành, Chủ tịch Hội Phẫu thuật tim mạch Việt Nam: Hậu quả của bệnh tim, đột quỵ thường nghiêm trọng hơn trong mùa đông-xuân nên bạn có thể xác định sức khỏe tim mạch của mình bằng bài kiểm tra đơn giản như sau:

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí về Sinh lý học Tim mạch và Tuần hoàn, mức độ dẻo dai, linh hoạt của cơ thể không chỉ quan trọng với sức mạnh và khả năng chịu đựng của các cơ mà còn là một yếu tố thể hiện sức khỏe tim mạch. Và theo đó, những người không đủ dẻo dai để chạm được vào đầu ngón chân nên lo lắng nhiều hơn cho trái tim của mình.

Nghiên cứu này được các nhà khoa học tại Đại học Bắc Texas, Mỹ và nhiều trường đại học Nhật Bản thực hiện với 526 người tham gia trong độ tuổi từ 20-83, bằng cách yêu cầu những người này ngồi duỗi thẳng chân trước mặt, lưng thẳng, mũi chân hướng lên, sau đó gập người về trước và cố gắng chạm vào đầu ngón chân. Khi họ cố gắng làm điều này, huyết áp của họ cũng được đo, hoạt động của tim và động mạch cũng được ghi lại cẩn thận.

Sau tất cả thử nghiệm, người ta thấy rằng những đối tượng nghiên cứu có vấn đề tim mạch không thể chạm được ngón chân của mình, và thấy có mối liên hệ giữa sự dẻo dai của cơ thể với khả năng co giãn của động mạch, những người có cơ thể kém linh hoạt cũng dễ bị cứng động mạch, đặc biệt với những người trên 40 tuổi. Trong khi thành động mạch mềm sẽ để cho máu lưu thông dễ dàng hơn trong cơ thể thì ngược lại, động mạch cứng đòi hỏi tim phải hoạt động vất vả hơn mới có thể bơm máu đi, và theo thời gian sẽ làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ.

Kết quả này không chắc chắn người dẻo dai sẽ thoát được nỗi lo bệnh tim, cũng như người cứng nhắc chắc chắn sẽ bị đột quỵ, tuy nhiên rõ ràng đây là nguy cơ có tồn tại, có thể nhận biết và phòng ngừa.

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top