Châm cứu trị zona thần kinh

(khoahocdoisong.vn) - Khi bị bệnh zona, ngoài dùng thuốc, trong giai đoạn di chứng (mạn) có thể sử dụng các biện pháp châm cứu, bấm huyệt...

Sau thủy đậu đến zona

Bệnh zona thần kinh, tên dân gian thường gọi: Giời leo, giời bò… Nguyên nhân do virus thuỷ đậu VZV, loại virus h­ướng da thần kinh. Bệnh zona xuất hiện ở ng­ười từng bị nhiễm VZV (VZV tồn tại trong rễ hạch thần kinh ), tái hoạt khi có điều kiện thuận lợi như­ chấn thương tinh thần hoặc thể chất, có thai, điều trị phóng xạ, suy giảm miễn dịch... Bệnh thường gặp ở người trên 45 tuổi).

Đặc biệt ở người suy giảm miễn dịch (8 - 11% bệnh nhân nhiễm HIV bị zona). Tr­ước khi tổn thương mọc 2-3 ngày, bệnh nhân th­ường có cảm giác báo hiệu như­: Rát dấm dứt, đau vùng sắp mọc tổn thư­ơng kèm theo triệu chứng toàn thân ít hoặc nhiều như­ mệt mỏi, đau đầu... Hạch ngoại vi lân cận có thể sưng và đau. Sau đó, xuất hiện các mảng đỏ, nề nhẹ, gờ cao hơn mặt da, hình tròn, bầu dục lần l­ượt nổi dọc dây thần kinh, rải rác hoặc cụm lại thành dải, thành vệt, sau 1-2 giờ trên mảng đỏ xuất hiện những mụn n­ước chứa dịch trong, căng khó vỡ, các mụn nước tập trung thành cụm (như­ chùm nho), về sau đục, vỡ, xẹp để lại sẹo (nếu nhiễm khuẩn).

Tr­ước hoặc cùng với mọc tổn thương ở da thư­ờng nổi hạch sưng và đau ở vùng tư­ơng ứng và là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán. Bệnh thường lành tính, khỏi sau 2-3 tuần. Biến chứng thường gặp rối loạn cảm giác, biểu hiện đau dây thần kinh sau khi tổn  thương ngoài da đã khỏi (khoảng 50% bệnh nhân trên 50 tuổi bị đau viêm dây thần kinh).

Chọn huyệt để châm

Châm cứu thường sử dụng chữa di chứng zona thần kinh do gây đau, rát:

Chọn huyệt theo kinh:

Huyệt chính: Khúc trì, thân trụ, dương lăng tuyền, tam âm giao.

Huyệt phối hợp: Vùng trán thêm thái dương, đầu duy, dương bạch. Gò má trên thêm tứ bạch, tình minh, hạ quan; Vùng hàm dưới thêm giáp xa, địa thương, đại nghênh; Vùng hố nách thêm kiên trinh, cực tuyền; vùng trên rốn thêm hợp cốc; Vùng dưới rốn thêm túc tam lý.

Tùy theo lứa tuổi để thực hiện cách châm phù hợp. Với thanh niên, dùng phép châm tả; Đối với người lớn tuổi, nên dùng phép bổ. Hai ngày châm một lần, 10 lần là một liệu trình.

 Chon huyệt theo á thị huyệt:

 Dùng a thị huyệt: Châm phía trên, phía dưới, bên phải, bên trái vùng tổn thương, châm xiên 15-30o hướng về chỗ tổn thương. Đắc khí thì lưu kim 30 phút, cứ 3-5 phút vê kim một lần. Ngày châm một lần. 10 ngày là một liệu trình.

Dựa vào biện chứng để chọn huyệt phối hợp. Huyệt chính: Can du, khúc trì, chi câu, a thị huyệt. Phối hợp: Do phong hỏa thêm kỳ môn, khúc tuyền, túc khiếu âm; Do thấp nhiệt thêm nội đình, ngoại quan, hiệp khê; Nhiệt nhiều thêm hợp cốc, âm lăng tuyền, thần môn. Châm tả. Hai ngày châm một lần, 10 ngày là một liệu trình.

Nhĩ Châm (châm tai):

Chọn huyệt phế, thượng thận, Vùng tương ứng vùng bệnh. phối hợp với thần môn, nội tiết, giao cảm, chẩm, dị ứng, can tỳ. Châm xong lưu kim 30 phút. Hai ngày châm một lần, 7 ngày là một liệu trình.

Vùng phế, tuyến thượng thận, thần môn. Kết hợp huyệt tùy theo vị trí: Vùng tay thêm hợp cốc, khúc trì; Vùng chân thêm túc tam lý, tam âm giao và a thị huyệt.

Gõ kim mai hoa quanh vùng tổn thương

TS. Võ Tường Kha (Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam)

Theo Đời sống
Dấu hiệu nhận biết cơn đau do sỏi thận

Dấu hiệu nhận biết cơn đau do sỏi thận

Sỏi là các hạt cứng tồn tại trong cơ thể con người ở các vị trí khác nhau, được tạo thành từ muối, chất khoáng tồn đọng và kết tủa. Sự hiện diện của sỏi sẽ gây viêm nhiễm, đau và ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top