Chậm cổ phần hóa, vốn Nhà nước tại doanh nghiệp "tăng thêm" 15.500 tỷ đồng?

Theo Kiểm toán Nhà nước, giai đoạn 2016 - 2020, giá trị phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước tăng thêm gần 15.500 tỷ đồng. Phần lớn số này là giá trị được tính đúng, tính đủ là từ đất đai.

Thời gian qua, việc cổ phần hóa trên cả nước đang gặp nhiều hậu quả nghiêm trọng, gây thoát lớn cho nhà nước. Không những thế, một bộ phận cán bộ bị tha hóa, biến chất khi thực hiện công tác này.

Điển hình như ở Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương. Những tài sản của Nhà nước bị rơi vào tay tư nhân với giá quả rẻ và quá dễ, mà nguyên nhân chính là quá trình Nhà nước thoái vốn khỏi doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần hóa và liên doanh, liên kết.

Chưa hết, vài năm gần đây, các bộ, ngành và địa phương cũng đều không đạt được kế hoạch cổ phần hóa như đã đề ra, cả về tiêu chí số lượng cũng như chất lượng.

Trong năm 2021, Hà Nội có 13 doanh nghiệp, trong khi TP. Hồ Chí Minh có 38 doanh nghiệp nằm trong danh sách 89 doanh nghiệp nhà nước phải cổ phần hóa. Tuy nhiên đến nay, tất cả đều không hoàn thành.

Một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi là định giá đất, hay giá trị thương hiệu. Vì theo Kiểm toán Nhà nước, kiểm toán giai đoạn 2016 - 2020 cho thấy, giá trị phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp tăng thêm gần 15.500 tỷ đồng. Như vậy, một phần lớn số tiền chưa được tính đúng tính đủ là từ đất đai.

Công tác cổ phần hóa đã kéo dài nhiều năm, Nhà nước đặt ra nhiều quy định quy trình nhằm kiểm soát, tránh thất thoát tài sản của nhà nước. Nhưng thực tế cho thấy thiệt hại của Nhà nước, nhất là về đất đai không hề giảm mà còn có xu hướng tăng lên.

Từ con số thất thoát khổng lồ từ quá trình cổ phần hóa đã cho thấy nhiều lỗ hổng lớn, nhưng đến nay những thiệt hại của nhà nước chỉ được biết đến sau khi các vụ biến đất công thành đất tư được làm rõ.

Điều này đặt ra yêu cầu thay đổi cách thức thực hiện công tác này trong năm 2022, đặc biệt là các tiêu chí xác định doanh nghiệp nào phải thực hiện cổ phần hóa.

Theo Đời sống
back to top