Cây nhót chữa ho và nôn ra máu

Cây nhót vị chua tính bình có tác dụng chỉ khái, chỉ huyết, trừ phong thấp, tiêu tích trệ, lợi yết hầu dùng để chữa ho, hen suyễn và nôn ra máu.
cây nhót

Thân, lá, rễ cây nhót đều có thể chữa bệnh

Cây nhót (Elaegagnus latifolia L.) thuộc họ nhót (Elaeagnaceae), tên khác là hồ đồi tử, người Tày gọi là Lót, Bất xá. Trong Đông y nhót được coi là loại dược liệu có nhiều công dụng:

Quả nhót: Vị chua, chát, tính bình. Có tác dụng thu liễm, trừ ho suyễn, chống chảy máu,  tiêu hoá kém, lỵ, ho suyễn, băng huyết, trĩ lở loét.

Lá nhót: Vị chua, tính bình, vô độc. Dùng chữa các chứng phế hư khí đoản, khái thấu khí suyễn, khái huyết, ung nhọt…

Rễ cây nhót: (thường đào vào tháng 9 – 10, phơi khô dùng dần): Vị chua, tính bình, có tác dụng chỉ khái, chỉ huyết, trừ phong thấp, tiêu tích trệ, lợi yết hầu. Dùng chữa các chứng bệnh ho suyễn, thổ huyết, khạc ra máu, đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, phong thấp khớp xương đau nhức, hoàng đản, tả lỵ, trẻ nhỏ cam tích, yết hầu sưng đau…

Trong thực nghiệm, lá nhót có tác dụng kháng khuẩn làm ức chế mạnh sự phát triển của các chủng Shigella shigae, S.flexneri, S. sonnei và S. dysenteriae týp 3. Tác dụng này chính là do thành phần tanin có trong lá nhót với hàm lượng cao cùng với saponin và polyphenol. Đồng thời, thuốc cũng có tác dụng hạn chế quá trình viêm cấp và mạn tính

Chữa các chứng ho nói chung: Lá tươi 30g, sắc với nước, thêm chút đường và uống.

Lao phổi ho ra máu: Lá tươi 24g, đường 15g; dùng nước sôi hãm như nước trà; ngày uống 2 lần sau bữa ăn.

Hen suyễn: lá tươi 30g, lá kim vàng 20g, lá hung chanh 30g, lá táo chua 30g sắc uống. Hoặc dùng lá nhót sao vàng tán mịn, ngày uống 2 lần vào sáng sớm và buổi tối, mỗi lần 4g, dùng nước cơm nóng chiêu thuốc, liên tục trong 15 ngày (một liệu trình), trường hợp cần thiết có thể phải điều trị nhiều liệu trình. Hay lá tươi 1 lạng, sắc nước, chia 3 lần uống trong ngày, liên tục trong 4 ngày.

Thổ huyết, đau họng khó nuốt: Rễ cây 30g sắc với nước uống.

Nôn ra máu, khạc ra máu, đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều: Rễ cây 30 – 60g, sắc nước uống sau bữa ăn cơm.

BS Nguyễn Văn Quang (Hội Nam y Việt Nam)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top