Cắt khối ung thư mỡ khủng dài từ bẹn xuống gối

(khoahocdoisong.vn) - Sau 3,5 giờ các bác sĩ Khoa Ngoại, Bệnh viện K mới lấy được khối u ung thư mỡ kích thước 30 x 20cm (khoảng 5kg) tái phát lần 3 dài từ bẹn xuống gối.
Kíp phẫu thuật lấy u cho bệnh nhân.

Kíp phẫu thuật lấy u cho bệnh nhân.

U tái phát to khó di chuyển

Bà L.T.L. (sinh năm 1953, Lạng Sơn) nhập viện trong tình trạng di chuyển khó, sinh hoạt hằng ngày bị cản trở bởi một khối u lớn ở vùng đùi bên trái chạy dọc xuống gối, có kích thước to 30 x 20cm. Bệnh nhân cho biết, đây là lần thứ 3 bà đi phẫu thuật u mỡ ở vị trí này. Trước đó, bệnh nhân mổ u mỡ đùi trái năm 2013 và 2016 tại địa phương. Vết mổ trên đùi trái ở 2 vị trí xa nhau dài 18, 15cm. Sau 1 năm xuất hiện lại to 5cm, to dần đến tháng 7/2020  bà đến khám tại Bệnh viện K.

Kíp phẫu thuật do BS Trần Anh Tuấn, BS Phan Quang Đạt và  BS Quang Anh, Khoa Ngoại, Bệnh viện K phải mất 3,5 giờ mới lấy được khối u. BS Trần Anh Tuấn – người mổ chính cho biết, ca mổ rất khó khăn bởi u lớn lại tái phát lần 3 lên xơ dính nhiều. U lớn kéo dài từ nếp lằn bẹn xuống cách đầu gối 4cm, len lỏi vào khắp nhóm cơ đùi, áp sát vào các bó mạch đùi... nên phải phẫu tích rất cẩn thận để bóc tách lấy cho hết. Trong quá trình phẫu thuật buộc phải lấy hết các diện mổ nhưng phải tính toán sao cho không bị thiếu da phủ.

Phẫu tích lấy u.

Phẫu tích lấy u.

Đặc biệt nguy hiểm là u có nhiều mạch máu nuôi dưỡng, xâm lấn nếu đứt mạch máu thì chắc chắn bệnh nhân phải cắt cụt chi. Rất may mắn ca mổ đã thành công. Kết quả xét nghiệm tế bào kết luận: Sarcom mỡ biệt hóa cao – Ung thư mỡ (Liposarcoma).

BS Trần Anh Tuấn cho biết, Liposarcoma là một loại ung thư hiếm gặp của mô liên kết - xuất phát từ tế bào mỡ, chiếm tỷ lệ 18% trong tất cả ung thư sarcom mô mềm. Bệnh có thể ảnh hưởng bất kì bộ phận nào của cơ thể, nhưng khoảng 80% trường hợp mắc mới xuất phát nguyên uỷ từ mô mềm sâu và từ xương hay gặp u sau phúc mạc, bên trong đùi... Khối u thường có kích thước lớn, và có xu hướng có nhiều khối u nhỏ vệ tinh xung quanh. Phổ biến nhất ở người trung niên và người cao tuổi (từ 40 tuổi trở lên).

Dễ tái phát và di căn

Theo BS Trần Anh Tuấn, Liposacoma thường không có triệu chứng, khi có các triệu chứng lâm sàng, u thường phát triển rất lớn về kích thước, hoặc xâm lấn vào các cơ quan xung quanh. Nguyên nhân chính xác của bệnh chưa được biết rõ, một bất thường về nhiễm sắc thể trong quá trình phát triển của tế bào mỡ được xem là khởi nguồn của bệnh. Bất thường về nhiễm sắc thể có thể gây ra do di truyền, do hoá chất, tia xạ, rối loạn hệ miễn dịch…

Toàn bộ khối u đã được lấy ra.

Toàn bộ khối u đã được lấy ra.

Liposarcoma có rất nhiều type, có loại phát triển chậm nhưng cũng có loại tiến triển nhanh và di căn ra các bộ phận khác. Chẳng hạn, nhóm biệt hóa tốt có thể tái phát tại chỗ, nhưng nguy cơ di căn thấp, trong khi nhóm biệt hóa cao hay u sarcoma đa hình thái... có khả năng di căn cao, có thể làm giảm tỷ lệ sống sót.

Phương pháp điều trị bao gồm hoá trị, xạ trị, phẫu trị, tuỳ vào giai đoạn và bản chất u. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính của Liposarcoma. Tỷ lệ tái phát tại chỗ, và di căn xa tương ứng 30 - 50% và 50. Tỷ lệ sống 5 năm là 57%, tiên lượng xấu hơn đáng kể so với các loại Liposarcoma biệt hoá cao. Theo một nghiên cứu số lượng lớn, yếu tố tiên lượng kết quả xấu bao gồm khối u lớn hơn 10cm, số tơ phân bào (> 1010/1 trường) hoặc vị trị u ở thân (không phải tứ chi). Ngược lại, tiên lượng tốt với khối u bề mặt, có khả năng cắt bỏ hoàn toàn.

Để phòng ngừa u mỡ nói chung và Liposarcoma theo các chuyên gia, những thói quen sinh hoạt có thể giúp người bệnh hạn chế diễn tiến của u mỡ như kiểm tra bất kỳ chỗ u nào xuất hiện trên cơ thể, đặc biệt khi có các dấu hiệu như đỏ hoặc sưng và ấm ở vùng phẫu thuật u mỡ. Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong đơn được kê để dùng các thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, tác dụng...

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top