Cát cánh thang trị chứng ho do phong hàn

(khoahocdoisong.vn) - Mùa đông khí hậu lạnh, khi đi ra ngoài cơ thể không được giữ ấm nên dễ bị nhiễm lạnh. Cái lạnh ấy trước hết nhiễm vào dường hô hấp, nhất là người có sức khỏe kém, người đã mắc các bệnh về phổi, trẻ em cơ thể còn non nớt càng dễ bị nhiễm lạnh.

Khi bị nhiễm lạnh, nhẹ thì viêm họng, viêm phế quản sinh ra chứng ho, nhiều đờm sốt sợi lạnh, tay chân lạnh, không có mồ hôi, ngạt mũi. Nặng thì mắc chứng viêm phổi và các chứng bệnh khác, Đông y gọi là chứng Cảm nhiễm phong hàn. Để điều trị chứng này Đông y thường dùng bài Cát cánh thang.

Bài thuốc gồm: Bán hạ (chế) 20g, cam thảo (sao) 20g, cát cánh 20g, tô diệp (sấy khô) 20g, hoàng cầm (sao rượu) 10g, tiền hồ (sao) 20g, xuyên bối mẫu 20g, kha tử 10g.

Lý giải bài thuốc: Bán hạ (chế) có vị cay, tính ôn vào hai kinh tỳ và vị, có tác dụng giáng khí, giảm thấp tiêu đờm, trị nôn. Cam thảo vị ngọt, tính bình, vào 12 kinh lạc, có tác dụng bổ tỳ, nhuận phế, ích tinh, điều hòa các vị thuốc trong bài. Cát cánh vị đắng, tính cay, hơi ấm, vào kinh phế, có tác dụng tán phong hàn, thông phế khí, trị ho tiêu đờm. Tô diệp vị cay tính ôn, vào hai kinh phế và tỳ, có tác dụng tán phong hàn, lợi khí, giải độc, trị chứng cảm mạo phong hàn sốt, sợ lạnh, ngạt mũi, ho. Hoàng cầm vị đắng, tính hàn, vào sáu kinh tâm, phế, can, đởm, tiểu tràng, đại tràng, có tác dụng thanh hỏa, trừ nhiệt, trị chứng cảm mạo do thấp nhiệt. Tiền hồ vị đắng, tính hơi hàn, vào 3 kinh phế, can, tỳ, có tác dụng tán phong, giáng khí, trừ nhiệt, tiêu đờm, trị chứng ho do phong nhiệt, khí uất ở thượng tiêu, nhiều đờm, có suyễn. Xuyên bối mẫu vị đạm, tính bình vào kinh tâm, phế, có tác dụng nhuận phế, hóa đờm, giáng hư hỏa, trị chứng ho lâu ngày do phế tổn thương. Kha tử vị đắng, chua, chát, tính ấm vào kinh phế và đại tràng, có tác dụng liễm phế, sáp tràng, trị chứng ho suyễn, khản tiếng.

Toàn bộ bài thuốc điều trị cho người lớn, trẻ em ho do bị cảm phong hàn, nhiều đờm, ăn kém hay nôn ọe. Bài thuốc có thể sắc uống, ngày một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn, khi thuốc còn ấm. Đối với trẻ em có thể chế thành si rô để uống. Đây là bài thuốc kinh nghiệm đã được gia giảm để phù hợp với cơ địa và khí hậu của người Việt Nam.

                                    TTND BS cao cấp Nguyễn Xuân Hướng

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top