Cập nhật vụ pate Minh Chay: Thêm nạn nhân nhập viện, độc tố mạnh gấp 10 nghìn lần xyanua

Một phụ nữ 41 tuổi ngụ ở Bình Dương là ca thứ 9 ghi nhận bị ngộ độc pate Minh Chay tại TPHCM trong vòng 10 ngày qua.

<div> <p><span>S&aacute;ng 1/9, ThS-BS Trần Văn S&oacute;ng- Ph&oacute; gi&aacute;m đốc Bệnh viện Nh&acirc;n D&acirc;n 115 x&aacute;c nhận nơi đ&acirc;y vừa tiếp nhận v&agrave; điều trị cho nữ bệnh nh&acirc;n L.T.T.H., 41 tuổi ngụ ở B&igrave;nh Dương. Theo b&aacute;c sĩ S&oacute;ng, tại thời điểm nhập viện cấp cứu, bệnh nh&acirc;n tỉnh nhưng yếu cơ tứ chi v&agrave; v&ugrave;ng mặt. 3 ng&agrave;y nhập viện, bệnh nh&acirc;n suy h&ocirc; hấp phải đặt nội kh&iacute; quản. Đến nay, bệnh nh&acirc;n được thay huyết tương 5 lần, sử dụng dịch truyền, kh&aacute;ng sinh, điều trị hỗ trợ tại khoa hồi sức t&iacute;ch cực chống độc.</span></p> <p>Theo hồ sơ bệnh &aacute;n, trước đ&oacute; ng&agrave;y 27/7, chị H. mua pate Minh Chay qua mạng. Sau &iacute;t ng&agrave;y sử dụng, chị H bắt đầu hoa mắt, ch&oacute;ng mặt, t&ecirc; lưỡi, n&oacute;i đớ, yếu cơ tứ chi k&egrave;m kh&oacute; thở. Gia đ&igrave;nh chuyển chị v&agrave;o Bệnh viện Columbia ở quận B&igrave;nh Thạnh, TPHCM điều trị nhưng kh&ocirc;ng thuy&ecirc;n giảm, sau đ&oacute; được chuyển qua Bệnh viện Nh&acirc;n D&acirc;n 115.</p> <p>&ldquo;Hiện bệnh nh&acirc;n tỉnh t&aacute;o, tiếp x&uacute;c được nhưng cơ h&ocirc; hấp của bệnh nh&acirc;n c&ograve;n yếu n&ecirc;n vẫn phải thở m&aacute;y, sức cơ tứ chi hiện mới chỉ đạt 4/5&rdquo;- b&aacute;c sĩ S&oacute;ng cho hay.</p> <p><span>Theo ghi nhận đến nay tại TP HCM đ&atilde; ghi nhận 9 bệnh nh&acirc;n phải nhập viện điều trị sau khi ăn sản phẩm pate Minh Chay c&oacute; chứa độc tố Clostridium botulinum của C&ocirc;ng ty TNHH Hai Th&agrave;nh vi&ecirc;n Lối sống mới ở huyện Đ&ocirc;ng Anh, H&agrave; Nội. Trong đ&oacute;, 6 người v&agrave;o Bệnh viện Chợ Rẫy, 2 người được Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM điều trị v&agrave; 1 trường hợp nhập Bệnh viện Nh&acirc;n D&acirc;n 115.</span></p> <div><span>Trước đ&oacute;,&nbsp;v&agrave;o s&aacute;ng h&ocirc;m qua ( 31/8), chị N.T.L 40 tuổi, ở Th&aacute;i Nguy&ecirc;n đến Trung t&acirc;m Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (TP H&agrave; Nội) kh&aacute;m v&agrave; mang theo hộp sản phẩm pate Minh Chay.<br /> <br /> Chị L cho biết chị thường xuy&ecirc;n ăn pate Minh Chay. Mới nhất, h&ocirc;m 12/8, chị d&ugrave;ng sản phẩm 2 lần bữa s&aacute;ng v&agrave; chiều. Một ng&agrave;y sau, người phụ nữ 40 tuổi n&agrave;y bắt đầu c&oacute; biểu hiện mệt mỏi v&agrave; n&oacute;i kh&oacute;, ng&agrave;y 15/8 chị bắt đầu v&agrave;o Bệnh viện đa khoa Trung ương Th&aacute;i Nguy&ecirc;n do bệnh tiến triển, nhược cơ, sụp m&iacute; mắt...<br /> <br /> Bệnh viện n&agrave;y sau đ&oacute; đ&atilde; chuyển chị xuống Bệnh viện Đại học Y H&agrave; Nội v&agrave;o ng&agrave;y 18/8. Từ đ&oacute; đến nay chị điều trị tại bệnh viện n&agrave;y, nhưng kh&ocirc;ng ph&aacute;t hiện ra nguy&ecirc;n nh&acirc;n.<br /> <br /> Hai ng&agrave;y trước, khi Cục An to&agrave;n thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến c&aacute;o người d&acirc;n kh&ocirc;ng ăn pate Minh Chay do c&oacute; độc tố g&acirc;y ngộ độc, chị L mới biết v&agrave; từ s&aacute;ng 31/8 chị được chuyển sang Trung t&acirc;m Chống độc. Được biết, trong s&aacute;ng nay c&oacute; tới 4 bệnh nh&acirc;n đến đ&acirc;y để x&eacute;t nghiệm, kh&aacute;m v&igrave; do ăn thực phẩm pate Minh Chay.<br /> <br /> Theo TS Nguyễn Trung Nguy&ecirc;n, Gi&aacute;m đốc Trung t&acirc;m Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), th&ocirc;ng thường những người ngộ độc nặng, nhược cơ do ngộ độc độc tố Clostridium Botulinum sẽ phải thở m&aacute;y &iacute;t nhất trong 2 th&aacute;ng. Qu&aacute; tr&igrave;nh điều trị sau đ&oacute; sẽ k&eacute;o d&agrave;i nhiều th&aacute;ng nữa để hồi phục. Đ&oacute; l&agrave; chưa kể nguy cơ bệnh nh&acirc;n c&oacute; thể mắc th&ecirc;m c&aacute;c bệnh kh&aacute;c do việc thở m&aacute;y k&eacute;o d&agrave;i. Đ&acirc;y l&agrave; chứng bệnh rất hiếm gặp ở Việt Nam, nhưng gặp th&igrave; bệnh kh&aacute; nặng nề.<br /> <br /> Theo b&aacute;c sĩ Trần Văn Ph&uacute;c, Khoa Chẩn đo&aacute;n h&igrave;nh ảnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh P&ocirc;n, vi khuẩn Clostridium botulinum v&agrave; độc tố của n&oacute; l&agrave; Botulinum lu&ocirc;n khiến tất cả b&aacute;c sĩ, chuy&ecirc;n gia thực phẩm &ldquo;sợ h&atilde;i&rdquo; khi n&oacute;i tới.<br /> <br /> Botulinum bị coi l&agrave; &ldquo;chất độc kh&eacute;t tiếng số một thế giới&rdquo;. Với liều 0,004&mu;g/kg c&acirc;n nặng, chất độc n&agrave;y c&oacute; thể giết chết một người trưởng th&agrave;nh, 1 kg botulinum đủ khiến 1 tỷ người tử vong.<br /> <br /> Chất độc n&agrave;y mạnh gấp 10.000 lần chất cực độc Kali Xyanua, thậm ch&iacute; nguy hiểm hơn cả nguy&ecirc;n tố ph&oacute;ng xạ &ldquo;mạnh nhất h&agrave;nh tinh&rdquo; Polonium.<br /> <br /> Botulinum l&agrave; chất độc thần kinh cực mạnh, x&acirc;m nhập v&agrave;o c&aacute;c tế b&agrave;o thần kinh, ngăn chặn sự giải ph&oacute;ng chất dẫn truyền acetylcholine từ c&aacute;c đầu d&acirc;y thần kinh. Một khi chất dẫn truyền thần kinh n&agrave;y bị chặn, xung thần kinh kh&ocirc;ng thể truyền dẫn được nữa, giao tiếp c&aacute;c tế b&agrave;o thần kinh kh&ocirc;ng được thực hiện, l&agrave;m cho c&aacute;c cơ bị t&ecirc; liệt.<br /> <br /> Độc tố Botulinum c&oacute; 7 loại, k&yacute; hiệu bằng c&aacute;c chữ c&aacute;i theo thứ tự từ A đến G, ri&ecirc;ng loại C gồm hai loại phụ, như vậy tổng cộng c&oacute; 8 dạng chất độc. Nhiễm độc ở người loại A v&agrave; B l&agrave; phổ biến nhất, sau đ&oacute; đến loại E v&agrave; F, 4 loại c&ograve;n lại &iacute;t gặp hơn.<br /> <br /> D&ugrave; l&agrave; chất cực độc nhưng Botulinum kh&ocirc;ng chịu được nhiệt. Nếu đun ở 100⁰C, sau 2 ph&uacute;t chất độc bắt đầu biến t&iacute;nh v&agrave; giảm độc lực, đến 10 ph&uacute;t c&oacute; thể bị ph&aacute; hủy. &ldquo;Đ&acirc;y l&agrave; điều may mắn, bởi thực phẩm đun s&ocirc;i nhiệt độ xấp xỉ 100⁰C, n&ecirc;n đồ ăn tươi nấu ch&iacute;n về cơ bản l&agrave; y&ecirc;n t&acirc;m&rdquo;, b&aacute;c sĩ Ph&uacute;c nhấn mạnh.<br /> <br /> Tuy nhi&ecirc;n, với thực phẩm chế biến sẵn, d&ugrave; đ&atilde; đun n&oacute;ng ở nơi sản xuất, vẫn c&ograve;n c&ocirc;ng đoạn vận chuyển v&agrave; lưu th&ocirc;ng. Loại thực phẩm n&agrave;y được bảo quản trong v&agrave;i ng&agrave;y đến v&agrave;i th&aacute;ng, người sử dụng sẽ ăn ngay chứ kh&ocirc;ng đun s&ocirc;i lại n&ecirc;n kh&oacute; đảm bảo an to&agrave;n.</span><br /> &nbsp; <blockquote class="summarize cms-quote"> <p><span>Li&ecirc;n quan đến vụ việc pate Minh Chay g&acirc;y ngộ độc, trong văn bản khẩn số 1955/ ATTP-NĐTP k&yacute; ng&agrave;y 29/8 v&agrave; ph&aacute;t đi h&ocirc;m nay 30/8 về việc xử l&yacute; khẩn cấp sản phẩm kh&ocirc;ng bảo đảm an to&agrave;n thực phẩm, Cục An to&agrave;n thực phẩm cho biết đ&atilde; y&ecirc;u cầu c&ocirc;ng ty ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, ni&ecirc;m phong l&ocirc; đ&atilde; sản xuất ở khu vực ri&ecirc;ng biệt. Đồng thời cảnh b&aacute;o khẩn cấp người ti&ecirc;u d&ugrave;ng tạm thời kh&ocirc;ng mua, d&ugrave;ng sản phẩm của C&ocirc;ng ty TNHH Hai th&agrave;nh vi&ecirc;n Lối sống mới.<br /> <br /> Trong văn bản gửi c&aacute;c Sở Y tế tỉnh/th&agrave;nh, Ban Quản l&yacute; ATTP Bắc Ninh, TP. Hồ Ch&iacute; Minh v&agrave; Đ&agrave; Nẵng, Cục An to&agrave;n thực phẩm đề nghị phối hợp với cơ quan chức năng tr&ecirc;n địa b&agrave;n, chủ động kiểm tra, gi&aacute;m s&aacute;t, thu hồi sản phẩm của C&ocirc;ng ty TNHH Hai th&agrave;nh vi&ecirc;n Lối sống mới.<br /> <br /> Hiện c&ocirc;ng ty c&oacute; 13 sản phẩm, gồm Pate Minh Chay Pate nấm hầu thủ, Ruốc nấm Heri vị hảo hạng, Muối vừng b&aacute;t bảo đặc biệt, Ruốc nấm Heri hương thảo mộc, gi&ograve; nấm l&uacute;a m&igrave;, Ruốc nấm truyền thống, Ruốc nấm sả ớt, Ruốc nấm ch&aacute;y tỏi...<br /> <br /> Đối với sản phẩm Pate Minh Chay, cần ngừng ngay việc sử dụng, ni&ecirc;m phong phần c&ograve;n lại ở khu vực ri&ecirc;ng biệt, theo d&otilde;i sức khỏe v&agrave; đến ngay cơ sở y tế nếu c&oacute; bất thường.</span></p> </blockquote> </div> <p>&nbsp;</p> </div>

Theo www.tienphong.vn
Rối loạn tâm thần do rượu trẻ hóa và tăng từ 5-10%

Rối loạn tâm thần do rượu trẻ hóa và tăng từ 5-10%

Hầu hết bệnh nhân vào viện trong tình trạng nặng, có nhiều bệnh lý kèm theo như viêm gan, xơ gan, tim mạch, dạ dày... Đặc biệt, nhiều bệnh nhân bị sảng run với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc,…
back to top