Cao mèo trị bệnh xương khớp

(khoahocdoisong.vn) - Từ xưa khi thuốc thang hiếm hoi, cao mèo được coi là vị thuốc quý, đặc biệt cho những người bị phong thấp. Nhiều người đồn đoán rằng, khi bị bệnh thấp khớp nặng, chỉ cần uống nửa lạng cao mèo cốt (chuẩn) thì sẽ dứt bệnh. Nếu cao mèo đó được làm từ xương của mèo đen tuyền thì giá trị còn nâng lên gấp bội. Thực chất giá trị của cao mèo đến đâu?

Hỏi: Tôi nghe nói cao mèo có tác dụng bổ gân, xương. Xin hỏi cách sử dụng thế nào?

Nguyễn Thị Mì (Hà Đông, Hà Nội)

Theo lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam: Cao mèo có tác dụng bổ gân, xương, chuyên chữa các bệnh về khớp như thấp khớp, đau nhức xương khớp, viêm đa khớp, thoái hóa khớp, đau cột sống, thoái hóa các đốt sống, cột sống, các bệnh về đĩa đệm, đau thần kinh tọa. Hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn, bệnh gút...

Theo kinh nghiệm, để nấu được nồi cao mèo thì trước hết là phải có bộ xương mèo và phải là bộ xương mèo đầy đủ, không được thiếu mảnh xương nào và cũng không được lẫn các loại xương khác. Các chất quý nhất ở xương mèo thường tập trung ở xương chân trước, xương chân sau, xương đầu, xương sống liền với xương đuôi. Để sử dụng cao mèo, lấy 100g cao xương mèo đen ngâm trong 650ml rượu gạo 35 – 40 độ. Cắt nhỏ miếng cao cho dễ tan trong rượu. Uống 100g cao chia đều trong 10 ngày (ngày uống 2 lần trước bữa ăn trưa và tối). Nếu bữa nào quên uống thì phải uống bổ sung ngay cho đủ nhưng không được phép quên uống quá 2 bữa. Đối với người không dùng rượu, cắt miếng cao 100g thành 20 miếng nhỏ đều nhau, uống ngày 2 lần. Ngày ăn 2 miếng trước bữa ăn trưa và tối, nếu khó ăn thì cắt nhỏ cho vào 1 cái cốc nhỏ và ít nước hấp trong nồi cơm đến khi cơm đã cạn nước, khi ăn cơm uống trước bữa ăn. 

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top