Canh rau rút cá rô chữa nhức đầu

(khoahocdoisong.vn) - Rau rút vị ngọt nhạt, tính hàn, có tác dụng bổ trung ích khí, làm dễ ngủ, bổ gân xương, chữa chứng tim hồi hộp, làm thông huyết mạch, điều hoà tỳ vị, thông thuỷ đạo, lợi tiểu tiện, tiêu viêm, nhuận tràng, hạ sốt…

Hỏi: Tôi nghe nói rau rút nấu cá rô có tác dụng trị bệnh đau đầu nhưng không biết cách chế biến, mong KH&ĐS hướng dẫn. Thành phần và tác dụng của rau rút là gì?

Nguyễn Thị Huệ (Hà Nội)

BS Nguyễn Văn Quang, Hội Nam y Việt Nam: Theo y học cổ truyền, rau rút vị ngọt nhạt, tính hàn, có tác dụng bổ trung ích khí, làm dễ ngủ, bổ gân xương, chữa chứng tim hồi hộp, làm thông huyết mạch, điều hoà tỳ vị, thông thuỷ đạo, lợi tiểu tiện, tiêu viêm, nhuận tràng, hạ sốt…

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong 100g rau rút có 90,4g nước, 5,1g protid, 1,8g lipid, 1,9g xenlulo, 180mg canxi, 59mg photpho… cung cấp được 28 Kcal. Qua bảng thành phần hoá học trên, ta thấy rau rút có hàm lượng protein cao ngang rau ngót và vượt xa rau muống, rau mồng tơi, rau đay, rau giền, xà lách, bắp cải… (trong 100g rau muống có 3,2g protid, rau mồng tơi chỉ có 2g protid, rau đay có 2,8g, rau giền có 2,3g, súp lơ có 2,5g, cải bắp có 1,8g, cải sen có 1,7g…).

Rau rút được chế biến thành nhiều món ăn, có mùi vị đặc biệt. Ngoài ra, có thể dùng rau rút chữa bệnh.

Để chữa chữa khó ngủ, nhức đầu: Rau rút 300g, cá rô đồng 200g, gia vị vừa đủ. Làm sạch cá, chỉ lấy phần nạc, ướp gia vị. Xương và đầu cá còn lại giã nhỏ, lọc lấy nước, thêm nước cho đủ khoảng 400ml, đem đun sôi rồi cho rau rút (đã làm sạch, thái thành đoạn ngắn) và thịt cá rô vào khi nước đang sôi, quấy đều, chờ nước sôi lại, múc ra ăn nóng với cơm. Ăn mỗi ngày một lần, liền trong 5 ngày.

Theo Đời sống
Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Các lợi ích từ quả, hoa đực của cây đu đủ được rất nhiều người biết đến, thế nhưng ít ai biết hạt của loại quả này cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nếu tiêu thụ đúng cách.
back to top